Kỹ thuật chăn nuôi lợn mán

B.T. 06/12/2016 17:00

Cũng giống như kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng, lợn rừng lai mán. Lợn mán là giống lợn cho năng suất kinh tế cao, nên đòi hỏi không chỉ kỹ thuật xây dựng chuồng trại mà quan trọng là phải chọn được những giống lợn khỏe mạnh, có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp để tạo nên những giống lợn chất lượng nhất.

Chăn nuôi lợn mán cho giá trị kinh tế cao.

Đặc điểm lợn mán

Lợn mán hay có tên gọi là lợn lửa, là giống lợn dễ chăn nuôi, cho năng suất cao, mang hương vị thơm ngon từ thịt thú rừng nên được rất được ưa chuộng. Lợn mán cho hiệu quả kinh tế cao với 1kg thịt có giá bán từ 200 – 250.000 đồng/kg. Lợn có màu đen tuyền hoặc hơi vàng, khả năng sinh sản kém. Dễ bán, ít bị nhiễm bệnh. Nhưng để đạt hiệu quả cao nhất cần chú ý đến kỹ thuật chăn nuôi lợn mán tốt nhất.

Kỹ thuật chăn nuôi

Lựa chọn những giống lợn mán đạt tiêu chuẩn. Để có được những giống lợn mán chất lượng nhất, ngay từ khâu lựa chọn con giống ban đầu cần được kỹ lưỡng. Giống lợn đạt tiêu chuẩn là giống lợn có lông mịn, bóng mượt, khỏe mạnh. Chân lợn to, khỏe, đi lại nhanh nhẹn, mắt tinh.

Xây dựng chuồng trại

Xây chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi phải đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Chọn địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh. Chọn khu đất cao ráo, hướng chuồng thích hợp để chắn mưa, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Chuồng trại phải có rào chắn xung quanh, với diện tích thích hợp là 1.000 – 1.500m2, nền chuồng lát xi măng, mái sử dụng lá cọ, lá gianh hoặc lá chuối khô.

Nuôi dưỡng

Thả lợn mán tự do tiềm kiếm thức ăn từ các loại cây rừng, rau xanh. Để đảm bảo cho lợn phát triển tốt nhất, không bị lây nhiễm bệnh thì chuồng trại, khu vực chăn nuôi cùng các vật dụng chăn nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ. Đối với những giống lợn sau khi đẻ thì nên sử dụng vải mềm lau khô thân, tiến hành bấm bỏ nanh, cắt rốn, điều chỉnh cố định lại bầu vú cho lợn con. Đặc biệt thời kỳ này cần bổ sung đầy đủ các nguồn chất dinh dưỡng để đảm bảo được lượng sữa cho heo con.

Lợn mán là giống lợn có nhu cầu ăn uống rất đơn giản, chủ yếu là chuối rừng, chuối nhà hoặc dây khoai, rau muống… Đa dạng các loại thức ăn như ăn sống hoặc nấu chín với các loại cám gạo, ngô, bột tôm hoặc bột đậu tương, cho ăn điều độ 3 bữa/ ngày.

Có thể thả lợn quanh rừng hoặc vườn để chúng có thể tự tìm kiếm thêm lượng thức ăn như rễ cây rừng, các loại củ, quả, rau, lá…để tăng lượng nạc, hạn chế sự tích tụ mỡ, cho thịt lợn chắc, thơm ngon hơn.

Phòng và trị bệnh

Cung cấp đa dạng thành phần thức ăn cho lợn mán phát triển tốt nhất. Cần theo dõi, quan sát các diễn biến thường ngày của lợn để có biện pháp phòng chữa kịp thời. Vệ sinh sạch sẽ khu chuồng trại theo định kỳ, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng trị bệnh cho heo phát triển khỏe mạnh, năng suất cao.

Lợn mán hay còn gọi là lợn cắp nách là loại lợn được người dân tộc Mường nuôi làm nguồn lương thực hàng ngày. Lợn mán thường được chăn thả trong môi trường tự nhiên: Không nhốt trong chuồng, không dùng thức ăn chăn nuôi, tự tìm kiếm thức ăn cây cỏ trên núi đồi nên lợn mán thường nhỏ chỉ tầm 5 – 10kg, thịt chắc, ít mỡ nhiều nạc, thịt ngọt tự nhiên khi ăn. Lợn mán có đặc điểm nhận dạng là thân dài, mõm nhọn, chân bé, tai nhỏ, lông thường dài và rất cứng.

B.T.