Cẩn trọng viêm não mô cầu
Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội vừa khẳng định, đã khống chế ổ bệnh viêm não mô cầu tại Trung tâm Nhật ngữ (Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội). Trước đó, một nữ sinh 18 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội đã được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xác định bị viêm não mô cầu.
Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi vắcxin để phòng viêm màng não mô cầu.
Xu hướng gia tăng vào mùa đông
Bệnh nhân này nhập viện sau 3-4 ngày sốt, đau đầu rồi hôn mê. Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt mấy ngày đầu nhưng vẫn đi học, đến khi vào viện thì rơi vào tình trạng hôn mê. Sau khi điều trị, bệnh nhân tỉnh nhưng vẫn còn đau đầu. Có khoảng 70 người khác có tiếp xúc với bệnh nhân được cơ quan y tế theo dõi sát sao.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng (Hà Nội), sau khi nhận được thông tin về ca bệnh viêm não mô cầu, Trung tâm ngay lập tức cử cán bộ đến nơi bệnh nhân học tập, sinh sống khử khuẩn môi trường, điều tra dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần với người bệnh. Những trường hợp cần thiết được uống một liều kháng sinh dự phòng, cách ly và tự theo dõi bệnh tại nhà, nếu có biểu hiện gì bất thường thì đến ngay các cơ sở y tế.
Theo các chuyên gia y tế, viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria Meningitidis. Đây là loại vi khuẩn trú ở vùng hầu họng, khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh cho con người. Bệnh khởi phát bởi các triệu chứng giống cảm lạnh và cúm, như đau đầu và sốt cao. Triệu chứng của viêm màng não cũng bao gồm lú lẫn, hoặc quấy khóc ở trẻ sơ sinh và cứng cổ.
Ai cũng có thể mắc bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, kể cả trẻ em và người lớn. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận các ca rải rác tại TP.HCM, Gia Lai, Sơn La, Hòa Bình, Nam Định và Lạng Sơn…Tại Hà Nội, mỗi năm ghi nhận 5-7 ca bệnh. Theo các bác sĩ, đây là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, số bệnh nhân ít nhưng tỷ lệ tử vong cao. Tại Hải Dương, đầu năm nay cũng ghi nhận một trường hợp tử vong là nữ sinh lớp 12.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, não mô cầu là bệnh nguy hiểm, chỉ sau vài tiếng nhiễm bệnh đã có thể gây sốc nhiễm khuẩn. Bệnh rải rác quanh năm nhưng thường có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân do yếu tố thời tiết ẩm, lạnh dễ làm giảm sức đề kháng. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn đang nằm sẵn trong họng gây bệnh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nguy cơ cao ở trẻ em và người già do sức đề kháng kém.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận các ca mắc viêm màng não mô cầu rải rác tại TP.HCM, Gia Lai, Sơn La, Hòa Bình, Nam Định và Lạng Sơn…Tại Hà Nội, mỗi năm ghi nhận 5-7 ca bệnh. Theo các bác sĩ, đây là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, số bệnh nhân ít nhưng tỷ lệ tử vong cao. Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, não mô cầu là bệnh nguy hiểm, chỉ sau vài tiếng nhiễm bệnh đã có thể gây sốc nhiễm khuẩn. Bệnh rải rác quanh năm nhưng thường có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân do yếu tố thời tiết ẩm, lạnh dễ làm giảm sức đề kháng. |
Viêm màng não do não mô cầu lây truyền như thế nào?
Viêm màng não do não mô cầu chỉ lây từ người sang người. Động vật thường không mắc bệnh này. Vi khuẩn não mô cầu gây bệnh lây lan thông qua dịch nhầy hoặc nước bọt. Nếu tiếp xúc với dịch nhầy hoặc giọt bắn nước bọt của người bị bệnh, người đối diện có thể sẽ nhiễm vi khuẩn.
Ngoài ra, cũng có thể sẽ nhiễm vi khuẩn nếu bạn và người bệnh dùng chung các dụng cụ có liên quan đến miệng, ví dụ như bàn chải, thuốc lá hoặc thậm chí là son môi. Bệnh cũng có thể lây lan thông qua việc hôn người bệnh hoặc hít phải những giọt bắn rất nhỏ khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Cảnh giác với các triệu chứng
Khi nhiễm vi khuẩn não mô cầu, thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày
Ở trẻ em: Bệnh nhân thường bị sốt cao đột ngột 39-40 độ C (trẻ đang chơi đùa bình thường đột ngột sốt rất cao phụ huynh cần chú ý).
- Bệnh nhân than đau đầu dữ dội nhất là vùng trán và sau gáy, đau đầu làm trẻ quấy khóc rất nhiều. Đặc biệt là tình trạng nôn và buồn nôn làm trẻ ăn uống khó khăn hoặc thậm chí làm trẻ bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi, lừ đừ.
- Dấu hiệu cổ cứng thường đặc trưng cho tình trạng viêm màng não (dấu hiệu Kernig hoặc Brudzinski dương tính do bác sĩ khám và xác định). Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có thể xuất hiện dấu hiệu thóp phồng khá đặc trưng.
- Lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, có thể xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc biểu hiện sốc nhiễm khuẩn...
Bệnh diễn tiến rất nhanh, có thể cướp đi sinh mạng của trẻ đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau khi có biểu hiện. Ở thể tối cấp, tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 60-70%; thể viêm màng não mủ 30-40% nếu điều trị không kịp thời. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10 đến 20%. Tỷ lệ tử vong từ 8 đến 15%.
Với các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể đau họng, xuất hiện chấm nhỏ hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước… bệnh nhân đều được nghi ngờ mắc viêm não mô cầu.
Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo, tại ổ dịch, người dân cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Thực hiện tốt vệ sinh, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
Chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ, vaccine được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Hiện ở Việt Nam có 2 loại vắcxin phòng bệnh Viêm Màng não do Não mô cầu là: Vắc-xin não mô cầu AC và Vắc-xin não mô cầu BC.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, viêm màng não mô cầu là bệnh hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong cho khoảng một nửa số trường hợp nếu không được điều trị. Với việc chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống còn 5-15%.
“Vắcxin phòng viêm não mô cầu chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng và bạn cần đến các điểm tiêm chủng dịch vụ để được khám, tư vấn và chỉ định tiêm phòng đúng lịch. Hiện nay ở Việt Nam Bộ Y tế cấp phép cho 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu, một là vắc xin phòng 2 típ vi khuẩn A và C có tên thương mại là Meningo AC do Pháp sản xuất, tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 2 mũi cách nhau 3 năm; hai là vắc xin phòng 2 típ vi khuẩn B và C có tên thương mại là VA-MENGOC-BC do Cu Ba sản xuất. Theo hướng dẫn của Cục Quản lý dược Bộ Y tế hiện nay chỉ tiêm cho trẻ 6 đến 10 tuổi” - ông Nguyễn Nhật Cảm-Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.