8 người giàu nhất thế giới sở hữu tài sản ngang 3,6 tỷ người
Tổ chức Oxfarm mới đây đã công bố nghiên cứu mới, trong đó cho thấy 8 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản ngang bằng 3,6 tỷ người - những người đại diện cho một nửa dân số nghèo nhất thế giới.
8 gương mặt tỷ phú sở hữu khối tài sản ngang một nửa người nghèo nhất trên thế giới. (Nguồn: CNN).
Tổ chức này cho hay, con số trên là kết quả của quá trình thống kê dựa trên dữ liệu mới nhất, và nó cho thấy khoảng cách giữa người giàu và người nghèo còn lớn hơn là họ từng lo ngại. Báo cáo của Oxfam cũng được công bố trong lúc đang diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại Davos.
Mark Littlewood, thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế, cho hay Oxfam nên tập trung hơn vào việc đưa ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
“Với tư cách một tổ chức xóa nghèo, Oxfam dường như lại để tâm hơn tới giới nhà giàu” - ông Littlewood nói - “Đối với những người thực sự quan tâm tới việc xóa nghèo hoàn toàn, họ nên tập trung đưa ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.
Ben Southwood, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Viện Adam Smith, thì cho rằng vấn đề không phải ở chỗ tài sản của những người giàu trên thế giới, mà cần phải quan tâm hơn tới an sinh xã hội của người nghèo, hiện đang được cải thiện từng năm.
Sự kiện tổ chức thường niên tổ chức tại Davos, khu trượt tuyết nổi tiếng của Thụy Sỹ, đã thu hút được rất nhiều chính trị gia hàng đầu và các doanh nhân nổi tiếng. Nhân dịp này, bà Katy Wright, Giám đốc vấn đề toàn cầu của Oxfam, nói rằng báo cáo của họ sẽ “thách thức giới lãnh đạo kinh tế và chính trị”.
“Chúng ta đều hiểu rằng Davos chỉ là một nơi thảo luận của giới ưu tú trên toàn thế giới, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng tận dụng sự kiện này” - bà Wright nói.
Nhà kinh tế học Anh Gerard Lyons nói rằng việc tập trung vào giới nhà giàu “thường không thể lột tả bức tranh tổng thể” và cần phải chú ý hơn tới việc “đảm bảo cho miếng bánh kinh tế ngày càng trở nên lớn hơn”. Tuy nhiên, ông cho rằng Oxfam đã hoàn toàn đúng trong việc kể ra các công ty đã gây ra sự bất bình đẳng bằng các mô hình kinh tế “ngày càng mang lại lợi nhuận cao hơn và tập trung vào các chủ sỡ hữu giàu có và giới lãnh đạo kinh tế”.
Oxfam hiện đang kêu gọi thiết lập một nền kinh tế “nhân đạo hơn” và thúc giục chính phủ các nước ngăn chặn việc trốn thuế của giưới siêu giàu, áp đặt thêm các mức thuế suất mới đối với giới nhà giàu. Tổ chức này cũng muốn giới lãnh đạo kinh tế “chi trả thuế một cách công bằng” và thúc giục các công ty trả nhân viên mức lương “đủ sống”, tức cao hơn mức lương tối thiêu quốc gia.
Oxfam từng công bố nhiều báo cáo tương tự trong suốt 4 năm qua. Trong năm 2016, họ đã tính toán rằng 62 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản ngang bằng một nửa những người ngheo nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới trong năm nay thậm chí còn tăng đến mức ghê gớm hơn khi con số người giàu nhất chỉ gói gọn trong 8 người, chủ yếu do Oxfam đã có được dữ liệu chính xác hơn; tổ chức này cho hay. Và báo cáo này vẫn chỉ ra rằng 1% số người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản ngang bằng toàn bộ dân số còn lại.
Một trong số 8 người giàu nhất mà Oxfam chỉ ra, tuy nhiên, đã cho đi hàng chục tỷ USD trong hàng loạt các hoạt động nhân đạo. Năm 2000, tỷ phú Mỹ bill Gates cùng vợ là Melinda đã thành lập một quỹ tư nhân đến nay đã cung cấp 44 tỷ USD cho hoạt động từ thiện.
Năm 2015, Mark Zuckerburg - ông chủ Facebook - cùng vợ Priscilla Chan đã cam kết cho đi đến 90% khối tài sản của họ tính từ thời điểm đó cho tới cuối đời, tương đương 45 tỷ USD dựa trên giá cổ phiếu của Facebook lúc đó.
Báo cáo của Oxfam dựa trên dữ liệu từ Forbes và báo cáo Global Wealth hàng năm, trong đó nghiên cứu các dữ liệu liên quan tới tài sản trên toàn cầu kể từ năm 2000 đến nay. Báo cáo sử dụng giá trị tài sản cá nhân, chủ yếu là đất đai và tài sản trong nhà, trừ đi các khoản nợ, để quyết định xem một người sở hữu những gì. Dữ liệu này không bao gồm lương hay thu nhập.
Tuy nhiên, phương pháp này đã bị chỉ trích nhiều lần, bởi nếu một sinh viên có mức nợ cao, nhưng có tiềm năng nhận được mức lương cao trong tương lai, vẫn bị xem là một người nghèo nếu so sánh với tiêu chí trên.
8 người giàu nhất thế giới 1. Bill Gates (Mỹ): Đồng sáng lập Microsoft (75 tỷ USD) |