Nghệ nhân An Giang lập 2 kỷ lục vẽ tranh trên lá

Lê Quốc Khánh - Toha Kim 26/02/2017 18:04

Về An Giang, chúng tôi nghe nhắc tới một nghệ nhân đạt 2 lần kỷ lục vẽ tranh trên lá thốt nốt, lá thiên tuế, vỏ trấu… bèn tìm đến nơi để mục kiến. Đó là ông Võ Văn Tạng, 74 tuổi ngụ tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Ông Tạng đang dùng bút điện vẽ tranh trên nền lá thốt nốt.

Trò chuyện cùng ông Tạng, ông cho biết đã cho ra đời hơn 3.000 bức tranh vẽ bằng bút điện trên nền lá thốt nốt, vỏ trấu… đã xác lập 2 kỷ lục Guiness Việt Nam và được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

Ông Tạng tâm sự: Tôi đam mê hội họa từ nhỏ nhưng không có điều kiện theo học các lớp đào tạo chính quy. Năm 1999, tôi bắt đầu sáng tác những bức tranh trên nền lá thiên tuế, thốt nốt, nhằm tạo ra sự khác biệt đối với những chất liệu trước đây. Rồi sau đó sang tác trên vỏ trấu.

Theo ông Tạng, việc chọn lá thốt nốt bởi đây là loại nguyên liệu có sẵn ở địa phương, sau khi sơ chế bỏ nhiều năm không bị mối mọt, giòn gãy và vẫn giữ được màu sắc ban đầu. Từ buổi đầu làm cho thỏa chí, sau đó là say mê. Tay nghề dần hoàn thiện hơn. Ông mở cơ sở đào tạo vào năm 2003.

Ông Tạng cho biết: Để tạo ra một bức tranh phải trải qua nhiều công đoạn như: chọn lá còn non, búp và không bị xanh rồi đem đi phơi nắng 2 tuần. Tiếp đến cán lá cho thẳng rồi cắt thành từng đoạn. Sau đó dán lá lên bề mặt tờ giấy trắng rồi phác thảo hình ảnh sau đó dùng bút điện vẽ.

Ông Tạng chế tác khoảng 30.000 tác phẩm, đã xác lập 2 kỷ lục Guiness.

Nói về yêu cầu của loại hình tranh vẽ này, ông Tạng cho biết: “Muốn thành công ở thể loại tranh này, người vẽ phải chịu khó, có óc thẩm mỹ, sáng tạo, phát hiện cái mới, cái thần trong từng tác phẩm.

Bên cạnh đó, việc vẽ tranh trên nên lá thốt nốt hay vỏ trấu luôn sử dụng đến bút lửa, bởi dùng bức chì bức tranh sẽ đen giữa các kẽ lá. Vì thế cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng nét vẽ, bởi chỉ cần sơ suất nhỏ là phải bỏ cả bức tranh. Lá trên cùng một bức tranh phải có màu sắc tiệp nhau”.

Trước tình hình lá thốt nốt ngày càng hiếm, giá cao, vào cuối năm 2014, nghệ nhân Tạng chuyển sang nghiên cứu dùng vỏ trấu để vẽ tranh bởi đây là nguyên liệu “rẻ như bèo” nhưng lại cho ra những sản phẩm rất tâm đắc.

Những bức tranh được làm ra có màu tranh tươi sáng, bền, đặc biệt là nền tranh có ánh kim rất đẹp. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vỏ trấu là chất liệu rất dễ tìm, có thể tìm mua trong dân với giá rất rẻ lại không bao giờ cạn kiệt.

Để cho ra đời một bức tranh có khổ 40x60 cm với chất liệu thốt nốt chi phí nguyên liệu là 60 ngàn đồng, còn vỏ trấu tổn chỉ khoảng 2 ngàn đồng.

Theo nghệ nhân Tạng, bước đầu cũng gặp khó khăn trong việc vẽ tranh bằng vỏ trấu, bởi kỹ thuật nghiền rất phức tạp, phải làm sao để bức tranh sáng, đẹp, người làm tranh phải chọn vỏ trấu có màu vàng tươi, sáng, tốt nhất là chọn vỏ trấu vụ lúa đông xuân.

Những tác phẩm đầu trên vỏ trấu, lá thốt nốt mà anh sang tác thông thường là ảnh chân dung Bác Hồ, Bác Tôn, quê hương, đất nước, con người An Giang. Riêng tác phẩm nói về Bác Hồ, Bác Tôn chiếm hơn 10.000 trong tổng số 30.000 tác phẩm do anh sang tác.

Hiện nay, cơ sở của anh Tạng tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, trong đó có những người khuyết tật. Bình quân mỗi lao động được trả công 3,5 - 4,5 triệu đồng/tháng tùy theo tay nghề.

Từ những sáng tạo độc đáo, nghệ nhân Võ Văn Tạng đã xác lập 2 kỷ lục Guiness Việt Nam: “Nghệ nhân vẽ tranh lá thốt nốt nhiều nhất Việt Nam”, “Nghệ nhận làm bảng di chúc Bác Hồ bằng lá thốt nốt lớn nhất Việt Nam”.

Lê Quốc Khánh - Toha Kim