Chuẩn mực công tác cán bộ

Hoàng Mai 06/03/2017 10:10

“Có một thực tế là, hiện tại có nhiều nơi 100% cá nhân được đánh giá là hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng tập thể của những cá nhân ấy chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung bình, thậm chí không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tôi cho rằng, mấu chốt của vấn đề chính là ở khâu đánh giá cán bộ, còn có tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, bệnh thành tích...”- dự Hội nghị ngành Tổ chức xây dựng Đảng hôm 4/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã lưu ý các

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh.

Ngay tại Hội nghị, Báo cáo của Phó trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình trình bày cho thấy, ngành Tổ chức Đảng đã chủ động tham mưu rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các văn bản, quy định để kịp thời góp phần xử lý, tháo gỡ các vấn đề được dư luận xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm; tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong công tác cán bộ, như: Đổi mới, bổ sung một số quy trình nhân sự trong công tác cán bộ (thí điểm quy trình 05 bước); quy định thời gian tối thiểu luân chuyển cán bộ; về xác định tuổi của đảng viên; về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá, bổ nhiệm cán bộ nhằm góp phần chống tiêu cực, nhũng nhiễu trong công tác cán bộ và bảo đảm “trúng” người và “đúng” việc. Tuy nhiên, cũng không phải là không có những “hạt sạn”.

Đó là, ở một số nơi, một số trường hợp tuy thực hiện “đúng” quy trình nhưng vẫn không chọn “trúng” người, “đúng” việc, như các trường hợp Nguyễn Xuân Sơn, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy... Mổ xẻ nguyên nhân của việc này, chưa nói đến chuyện có hay không tư túi cá nhân; có hay không tiêu cực, lợi ích nhóm trong việc “nắn’ cho “đúng” quy trình; mà nếu chỉ nhìn đơn thuần về mặt “kỹ thuật” trong quy trình ấy, rõ ràng, công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ còn hạn chế, yếu kém, sơ hở. Rất có thể do quy định chưa thật sự chuẩn mực nên có kẽ hở trong quy trình, thủ tục thẩm định, đề bạt, điều động, bổ nhiệm?

Công tác quản lý hồ sơ và thẩm định hồ sơ còn đơn giản, chủ quan? Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, theo dõi và quản lý cán bộ còn lỏng lẻo? Phân cấp quản lý cán bộ còn chưa hợp lý, dễ bị lợi dụng để hợp thức hóa? Có tiêu cực, thao túng trong công tác cán bộ? Một loạt câu hỏi rất cần sự trả lời thấu đáo từ công tác tổ chức.

Đó là còn chưa kể đến, một số lãnh đạo cơ quan tổ chức cấp ủy các cấp mới được kiện toàn nên còn thiếu mạnh dạn, quyết tâm chính trị chưa cao; phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo chưa phù hợp; việc tổ chức, bố trí lực lượng chưa hợp lý.

Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức thiếu sáng tạo, chưa thực sự tâm huyết với ngành tổ chức; chưa tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong; chưa tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt; chưa bám sát cơ sở để nắm tình hình thực tiễn phục vụ công tác.

Vì, hệ thống quy định, hành lang pháp lý còn chưa hoàn chỉnh; chính sách cán bộ còn nhiều bất cập, nhất là chính sách tiền lương và nhà ở kèm theo cơ chế kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ còn có kẽ hở lại chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh để xử lý trách nhiệm cá nhân nên đã kém lại càng kém hơn.

Đặc biệt trong số này cần nhấn mạnh đến yếu tố kiểm tra, giám sát của các cơ quan; sự sâu sát của những người làm công tác tổ chức Đảng vẫn đang là một hạn chế. Nói như nhà báo Nhị Lê-Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản thì: “Rất nhiều tổ chức Đảng có đảng viên trong sạch cho đến ngày bị vào tù cho thấy công việc giám sát rất kém. Đảng viên vi phạm pháp luật cho đến ngày bị công an đến nhà bắt mà gia đình anh ý vẫn là gia đình văn hóa thì mới thấy sự giám sát của nhân dân rất quan trọng”.

Nó cho thấy quá trình tự bồi dưỡng đạo đức cách mạng trong nhiều đảng viên còn kém, nếu không nói là rất yếu kém nên đã dẫn đến suy thoái.

Sự suy thoái về đạo đức dẫn đến sự chuyển hóa về mặt chính trị, sự suy thoái về mặt chính trị là bước chuyển cực ngắn và thậm chí khó có thể nhận ra.

Ngăn chặn những mặt yếu kém ấy thế nào, vấn đề này được chính lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương nêu ra: Phải cụ thể, chặt chẽ, dân chủ trong việc giới thiệu quy hoạch, giới thiệu nhân sự.

Và cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Ngăn “bệnh thành tích” trong phân loại, đánh giá tổ chức Đảng, đảng viên còn phổ biến khi mà nhiều nơi tỷ lệ cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rất cao trong khi kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của tập thể lại chưa đạt yêu cầu?

Đặc biệt là nâng cao vai trò của người đứng đầu. Giao quyền gắn với kiểm soát chặt chẽ quyền lực không phải để hạn chế quyền lực, không phải vì không tin tưởng mà để cán bộ không dám xé rào làm trái quy định hoặc không lợi dụng các kẽ hở để làm trái.

Quan trọng nữa là không thể để những người cơ hội, chạy chức chạy quyền, lợi ích nhóm ở trong Đảng, khoác áo đảng viên. Cần tận dụng sức mạnh của công luận, sức mạnh giám sát của toàn xã hội để mọi đảng viên làm tốt nhiệm vụ trong vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình. Đó là công việc không bao giờ lơ là, buông lỏng.

Ngăn chặn những mặt yếu kém trong công tác cán bộ, vấn đề này được chính lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương nêu ra: Phải cụ thể, chặt chẽ, dân chủ trong việc giới thiệu quy hoạch, giới thiệu nhân sự.

Cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Ngăn “bệnh thành tích” trong phân loại, đánh giá tổ chức Đảng, đảng viên còn phổ biến khi mà nhiều nơi tỷ lệ cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rất cao trong khi kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của tập thể lại chưa đạt yêu cầu.

Hoàng Mai