Khắc tinh của loài rắn
Nhờ khả năng “miễn dịch chất độc” cùng sức mạnh cơ thể mà bà mẹ thiên nhiên ban tặng, một số động vật có khả năng “săn” rắn, loài “hung thần” có thể giết người trong tích tắc bằng chất kịch độc tiết qua nanh.
Chim Diều có đôi chân to khoẻ.
Rắn độc (các loài rắn có nọc độc) sử dụng nước bọt, chất độc tiết qua những chiếc nanh trong miệng chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi. Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn, có thể làm “nạn nhân” chết ngay tức khắc. Dù vậy, rắn độc vẫn có “khắc tinh” của mình. Một số loài động vật có khả năng ăn rắn hay còn gọi là Ophiophagy (tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ăn con rắn”)- một hình thức tập tính ăn uống của động vật chuyên biệt cho ăn hoặc hành vi tiêu hóa của động vật mà đi săn và ăn thịt rắn.
1. Nhím Hedgehog
Ít ai nghĩ một loài động vật chậm chạp như loài nhím Hedgehog lại là “nỗi sợ hãi” của rắn độc. Nhím Hedgehog có thể “làm thịt” rắn độc bởi đơn giản chúng có một loại áo giáp lợi hại nhờ vào chính bộ lông đầy gai nhọn, cộng thêm khả năng miễn dịch nọc độc của rắn gấp từ 35 đến 45 lần so với lợn Guinea và chịu được lượng độc asen gấp 25 lần con người.
Nhím Hedgehog có “bộ giáp” lợi hại.
Hedgehog có thể tấn công gây thương tích rồi tiếp cận và cắn nát cổ con rắn. Nhưng nếu bị rắn cắn vào mõm, nơi không có giáp sắt bảo vệ, nhím cũng có thể tử vong.
2. Lửng mật ong
Lửng mật ong là một loài động vật có vú trong họ chồn, xuất hiện ở châu Phi, Tây Nam Á, và tiểu lục địa Ấn Độ. Lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 23- 28 cm với chiều dài cơ thể 55- 77 cm, với đuôi dài 12- 30 cm. Con cái nhỏ hơn con đực.
Lửng mật ong miễn dịch với nọc độc của rắn.
Lửng mật ong là một loài ăn thịt và ít bị săn trong tự nhiên vì lớp da dày của nó và khả năng phòng vệ rất dữ dội. Chúng có thể giết chết một con rắn nhanh chóng từ phía sau nhờ vào hàm răng nanh sắc nhọn, nó “ngấu nghiến” một con rắn dài 1,5 m chỉ trong 15 phút.
Ngoài ra, Lửng mật ong còn nổi tiếng với khả năng đề kháng độc. Các nhà khoa học đã chứng kiến lửng mật ong bị rắn hổ lục (một loài rắn có nọc rất độc) cắn, tuy nhiên chỉ sau 2 tiếng, Lửng mật ong tỉnh dậy như chưa có điều gì xảy ra. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đặc biệt này của lửng mật ong nhằm tìm ra chất chống nọc rắn tự nhiên.
3. Cầy mangut
Cầy mangut được xem là “khắc tinh” của loài rắn. Chúng không ngán bất cứ loài rắn độc nào, kể cả rắn hổ mang chúa, nhờ khả năng di chuyển, né đòn mổ và quấn của rắn cực kỳ nhanh, đồng thời cắn tấn công rất chính xác đối thủ với hàm răng sắc nhọn.
Cầy mangut có bộ lông “vô hiệu hoá” nọc độc của rắn.
Bên cạnh đó, cầy mangut còn sở hữu bộ lông dày có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của rắn. Bộ lông này chống lại chất độc từ rắn gấp 20 lần so với loài chuột. Tuy không miễn dịch hoàn toàn với nọc độc nhưng cầy cũng có thể hồi phục trở lại và ăn con rắn như lửng mật ong.
Đặc biệt, trước khi chính thức tấn công, con cầy thường “mê hoặc” con rắn bằng cái nhìn chằm chằm và làm cho rắn trở nên bất động.
4. Chim Diều
Chim Diều là một loài chim săn mồi to lớn, chủ yếu sống trên mặt đất. Nó là loài đặc hữu của châu Phi, thường được tìm thấy trên các đồng cỏ và trong khu vực hạ Sahara.
Với lợi thế đôi chân dài, to khoẻ, chim Diều có 2 chiến lược kiếm ăn khác biệt. Chúng có thể hoặc là bắt con mồi bằng cách rượt đuổi và dùng mỏ mổ con mồi hoặc dẫm lên con mồi cho tới khi nó choáng váng hay bất tỉnh đủ để nuốt.
Đối với riêng món ăn khoái khẩu là rắn, chim Diều thường giết chết con mồi bằng những cú đá mạnh và chính xác. Hoặc chúng quắp con rắn lên trên không rồi quăng vào đá cho đến chết, trước khi “xé xác” con mồi.
Các nghiên cứ khoa học chỉ ra rằng, phần đa động vật ăn rắn ophiophagous có khả năng miễn dịch với nọc độc rắn bởi có kháng thể antihemorrhagic và antineurotoxic trong máu. Tại một số vùng nông thôn ở Ấn Độ hay Brazil, nông dân nuôi giữ chúng như là vật nuôi để giữ cho môi trường sống của họ tránh khỏi các loài rắn như rắn hổ mang và rắn hổ (kể cả rắn chuông) mà hàng năm đã gây ra một số lượng lớn các trường hợp tử vong của loài gia súc và con người.