Thủ tục hải quan: Liên kết để gỡ rối
Theo Tổng cục Hải quan, do số lượng các quy định phải thực hiện quá nhiều, vì vậy chỉ tiến hành cải cách hải quan không thôi sẽ không thúc đẩy mạnh mẽ việc cải thiện hiệu quả tạo thuận lợi thương mại. Giải pháp hiệu quả nhất là cần có một cách tiếp cận tổng thể và tích hợp nhằm phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành và hải quan để cải cách thủ tục hành chính.
Thủ tục hải quan vẫn là nỗi “e dè” của doanh nghiệp xuất khẩu.
Đánh giá về mức độ tuân thủ Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO, chính thức có hiệu lực từ ngày 22/2, ông Âu Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết, phần lớn yêu cầu trong TFA được quy định trong pháp luật Việt Nam do Việt Nam thực hiện Công ước Kyoto về thủ tục hải quan với những nội dung gần tương tự.
Bàn về TFA, đại diện Tổng cục Hải quan cho rằng, Việt Nam thực hiện nhiều thủ tục công khai, minh bạch; khiếu nại, khiếu kiện; phí và lệ phí hải quan; thủ tục hải quan áp dụng chung; cải cách thủ tục hành chính;…
Bên cạnh những kết quả đạt trong lĩnh vực hải quan còn một số chủ yếu Việt Nam chưa tuân thủ, như minh bạch hóa theo thực chất và hiệu quả (tham vấn công khai các thông tin bất thường/tiền lệ); cơ chế một cửa; các thủ tục hải quan áp dụng riêng cho một số nhóm hàng hóa và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; thủ tục liên quan đến tới hợp tác với cơ quan quản lí chuyên ngành; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan.
Theo các chuyên giảm kinh tế, đối với một nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn như Việt Nam thì cần đơn giản hóa thủ tục hơn nữa nhằm tạo thuận lợi, gia tăng năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao thương với các nước.
Bởi vì hiện nay các thủ tục cửa khẩu ở các nước đang phát triển có thể tăng từ 10 - 15% chi phí đưa hàng hóa ra thị trường. Yêu cầu thương mại đặt ra là đơn giản hóa thủ tục giao thương song Việt Nam đang có gánh nặng tuân thủ lớn. Ông Phạm Minh Đức – chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đang có gánh nặng tuân thủ lớn.
Cụ thể, việc tuân thủ các quy định hành chính cấp phép, xác nhận chuyên ngành và quản lý biên mậu tại Việt Nam đang chiếm khoảng 76% thời gian nhập khẩu.
Trong đó, việc chuẩn bị các giấy tờ cấp phép chiếm 57%; kiểm tra và thông quan chiếm 19%; vận chuyển, xếp dỡ tại cảng chiếm 14% và vận chuyển xếp dỡ nội địa chiếm 10%. Ngoài các thủ tục thông quan hải quan, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp và thủ tục chuyên ngành khác khá khắt khe.
Vấn đề đặt ra hiện nay và trong thời gian tới, cần nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hải quan càng nhiều càng tốt nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Hiểu rõ sự quan trọng trong thủ tục giao thương cùng những chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua Tổng cục Hải quan bãi bỏ 19 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 46 thủ tục, giảm nhiều chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và cho phép doanh nghiệp nộp toàn hộ hồ sơ điện tử. Riêng cơ chế một cửa quốc gia có 11 bộ - ngành tham gia với nhiều thủ tục triển khai trên hệ thống một cửa. Hồ sơ hải quan giảm yêu cầu chứng từ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ngoài ra,cơ quan Hải quan cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo thuận lợi thương mại thông qua việc phối hợp kiểm tra tại cửa khẩu trong kiểm tra chuyên ngành, sử dụng mã vạch trong giám sát hải quan, bãi bỏ một số thủ tục về quản lý hàng gia công, sản xuất,...
Để thực thi TFA, Chính phủ cũng cam kết mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như: tối thiểu bằng các nước ASEAN 4 về tất cả các chỉ tiêu.
Cố gắng giảm thời gian thông quan hàng hóa. Kế hoạch đặt ra, năm 2017 giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu từ 90 giờ đối với hoạt động nhập khẩu và 70 giờ đối với hoạt động xuất khẩu. Hướng đến giảm 41 giờ đối với hoạt động nhập khẩu và 36 giờ đối với hoạt động xuất khẩu vào năm 2020.
Nằm trong mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hải quan, kế hoạch triển khai là cơ quan quản lý hải quan sẽ cùng sửa các văn bản hướng dẫn Luật Hải quan sẽ hoàn thiện hệ thống thông quan điện tử thông qua việc nâng cấp các tính năng của hệ thống VNACC/VCIS để có thể nộp các chứng từ thông qua hệ thống và giảm tỉ lệ luồng vàng và luồng đỏ xuống không quá 30% (hiện nay là 47%) và khắc phục các lỗi liên quan đến hệ thống.
Theo Tổng cục Hải quan, do số lượng các quy định phải thực hiện quá nhiều, vì vậy chỉ tiến hành cải cách hải quan không thôi sẽ không thúc đẩy mạnh mẽ việc cải thiện hiệu quả tạo thuận lợi thương mại.
Giải pháp hiệu quả nhất là cần có một cách tiếp cận tổng thể và tích hợp nhằm phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành và hải quan để cải cách thủ tục hành chính.
Trách nhiệm của các bộ - ngành là phải giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành hàng hóa tại khâu thông quan xuống 15%, thay vì 30 - 35% như hiện nay, điện tử hóa các thủ tục kiểm tra thông quan theo cơ chế một cửa quốc gia.
Ngoài các biện pháp nêu trên đòi hỏi sự lãnh đạo quyết liệt của Chính phủ, cam kết của các cơ quan quản lý, tiếng nói của các doanh nghiệp và một cơ chế điều phối liên ngành hiệu quả.