Thử sức ở vùng đất khó
Sáng qua 23/5, tại Lào Cai, diễn ra hội nghị tổng kết đưa 182 trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã tại 5 tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai và Yên Bái. Kết quả cho thấy, đã có 80% đội viên các tỉnh khu vực Tây Bắc được bố trí công tác, trên 95% đội viên hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tất nhiên, không chỉ đánh giá cán bộ thông qua các bộ tiêu chí, vấn đề ở chỗ, vùng đất khó có thực sự đổi thay hay không khi được tăng cường người trẻ có năng lực.
Đánh giá về kết quả Dự án 600 Phó Chủ tịch xã (PCTX) về vùng đất khó, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, đến thời điểm này, cả hai mục tiêu của dự án đều đạt kết quả tốt. Các đội viên trúng tuyển có trình độ đại học, được rèn luyện, tập huấn những kỹ năng cần thiết, nên khi về cơ sở nhận nhiệm vụ đã sớm khẳng định mình. Họ đã phát huy năng lực bằng những việc làm thực tiễn tại địa phương.
“Chúng ta đã tăng cường được cho các xã thuộc huyện nghèo trong cả nước mỗi xã có một trí thức trẻ có trình độ đại học, tâm huyết và trách nhiệm muốn đóng góp sức trẻ của mình. Bằng những kiến thức khoa học kỹ thuật đã được trang bị trong các cơ sở đào tạo, các đội viên đã giúp cấp ủy chính quyền và nhân dân địa phương nhiều việc, hiệu quả rõ rệt”- ông Minh nói.
“Có thể khẳng định, việc điều động và tăng cường thu hút cán bộ, trí thức trẻ về công tác vùng đặc biệt khó khăn, đã góp phần không nhỏ vào việc chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở; là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở địa phương”, vẫn theo ông Minh.
Quả thật, đất nghèo đã bớt khó khi các tân PCTX tuyên bố rằng họ về cơ sở không phải để “đút chân gầm bàn”, “khoanh tay trong phòng kín”, họ đã vào cuộc tích cực, cùng đồng bào đuổi đói nghèo ra khỏi bản làng.
Đánh giá về năng lực của người trẻ, những người trong cuộc, nơi có các trí thức trẻ về thử lửa đều ghi nhận những đóng góp của họ.
Ông Nguyễn Minh Tăng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu cho rằng, trong tổng số 45 PCTX được tăng cường về Lai Châu, đây là nguồn nhân lực chất lượng cao. Địa phương này mong muốn có chính sách để tiếp tục sử dụng, giữ chân những cán bộ được việc này.
Thế nên, đến nay, hiện đa có 24 người giữ nguyên chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã, 21 người được quy hoạch vào chức danh cao hơn của xã, huyện. Đến cuối năm 2015, có 29 người được kết nạp Đảng sau khi về xã công tác.
Còn Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn mong muốn Dự án không chỉ mang tính thí điểm mà mang tính bền vững cần nhân rộng cần làm chặt hơn nữa công tác tuyển chọn.
Theo đó, ưu tiên người có trình độ nhưng có kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, biết tiếng dân tộc có thể làm quen với đồng bào như vậy mới giúp vực dậy đất nghèo.
Trả lời câu hỏi, với thành công của Dự án trong việc tạo nguồn cán bộ vậy liệu Bộ Nội vụ có đề xuất cơ chế yêu cầu trí thức trẻ về công tác tại cơ sở trước khi được tuyển dụng, bô nhiệm tại Trung ương hay không, liệu đây có trở thành điều kiện bắt buộc làm căn cứ bổ nhiệm cán bộ hay không?
Ông Vũ Đăng Minh cho biết: anh sẽ không làm được việc? Vì vậy có thể phải sửa luật (Luật Chính quyền địa phương hoặc Luật Cán bộ, công chức) mới giải quyết được vấn đề này.
“Hiện nhiều địa phương đã học tập mô hình này, đưa cán bộ về xã công tác làm PCT trước khi rút về để rèn luyện. Như vậy, nếu sinh viên mới ra trường hoặc công chức sau khi được tuyển dụng có ít nhất 3 năm công tác tại địa phương (từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) thì sẽ có rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Sau đó có thể luân chuyển giữa các Bộ, các đơn vị trong cơ quan thì sẽ có một công chức độc lập, chủ động tham mưu, đề xuất chứ không phải “cầm tay chỉ việc”. Chúng tôi cũng đã có ý tưởng sau khi tổng kết Dự án và Đề án trên thì sẽ lập Đề án mới đề xuất về cơ chế như vậy”.
Cần đề xuất những cách làm hợp lý để bịt những lỗ hổng trong công tác bổ nhiệm cán bộ, tránh tình trạng bổ nhiệm tràn lan lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ”, bổ nhiệm “thần tốc”, luân chuyển “siêu tốc” khiến dư luận bức xúc thời gian qua. Tất nhiên, việc để người trẻ thử lửa, tôi luyện ở cơ sở là điều nên làm nếu muốn có cán bộ vừa hồng, vừa chuyên.
Thực tiễn cơ sở sẽ là bài học sinh động nhất khẳng định bản lĩnh trình độ của cán bộ. Do đó, đưa ngưởi trẻ về vùng đất khó để đánh giá năng lực là việc làm đúng đắn, để lọc người tài, người được việc cho đất nước. Tránh tình trạng bổ nhiệm tràn lan những người quá nhiều bằng cấp nhưng lại thiếu kiến thức thực tiễn khiến khi gặp tình huống cụ thể thì không đưa giải pháp kịp thời.
Phải “rà soát, sửa đổi ngay các quy trình, thủ tục bất hợp lý, sớm xóa bỏ tình trạng chạy chọt, tuyển dụng và bổ nhiệm người nhà. Không để xảy ra tình trạng bổ nhiệm đúng quy trình những người không xứng đáng”- đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhắn nhủ với Bộ Nội vụ với yêu cầu Bộ này cần nghiêm túc rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm bịt những lỗ hổng trong công tác cán bộ.
Người trẻ về thử lửa ở vùng đất khó, nói như Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thì đây không phải là phong trào mà là một phép thử cho công tác cán bộ. Câu chuyện của 600 Phó Chủ tịch xã trẻ không chỉ liên quan tới chính những trí thức trẻ này, mà còn được xem là một phép thử về cách dùng người, lọc người để chọn người xứng đáng cho nền công vụ.
Để người trẻ thử lửa, tôi luyện ở cơ sở là điều nên làm nếu muốn có cán bộ vừa hồng, vừa chuyên. Thực tiễn cơ sở sẽ là bài học sinh động nhất khẳng định bản lĩnh trình độ của cán bộ. Đưa ngưởi trẻ về vùng đất khó để đánh giá năng lực là việc làm đúng đắn, để lọc người tài, người được việc cho đất nước. Tránh tình trạng bổ nhiệm tràn lan những người quá nhiều bằng cấp nhưng lại thiếu kiến thức thực tiễn khiến khi gặp tình huống cụ thể thì không đưa giải pháp kịp thời. |