Khó phát hiện sớm ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến hàng đầu tại Việt Nam cũng như nhiều nước. Bệnh phát hiện sớm thì việc điều trị đơn giản, hiệu quả.
Thực tế, tại nước ta tỷ lệ phát hiện sớm bệnh rất hiếm. Ví dụ, tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), một năm chỉ có khoảng 30 ca được chẩn đoán ở giai đoạn sớm trong số hàng nghìn ca bệnh. Theo tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), lý do là người dân chưa có thói quen khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo quan trọng nhất là người dân cần hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ từ ngoài 40 tuổi trở ra, trong đó có tầm soát ung thư. Những người tiền sử gia đình có người bị ung thư, đa polyp đại tràng, viêm gan B… nên khám sàng lọc sớm hơn. Với ung thư dạ dày, nên định kỳ nội soi dạ dày mỗi năm 1-2 lần, nếu kết quả bình thường thì có thể cách 2 năm làm.
Theo số liệu của Bộ Y tế, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 10.400 người ung thư dạ dày được phát hiện, dự báo tăng lên thành khoảng 11.500 ca vào năm 2020. Những người có nguy cơ cao khi có tiền sử viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, ậm ạch khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn… Nếu điều trị nội khoa không khỏi thì cần nội soi dạ dày để phát hiện ung thư