Nghiên cứu khoa học: Kết hợp nhà trường và doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trả lời phỏng vấn về việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, bằng gỡ nút thắt cho ứng dụng khoa học công nghệ.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga.
PV: Thưa ông, để thúc đẩy giảng viên nghiên cứu khoa học thì quy định PGS, GS, TS và giờ dạy sẽ như thế nào?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện nay quy định mới về giờ giảng của giảng viên có sự thay đổi theo yêu cầu. Trước đây yêu cầu GS, PGS dạy nhiều hơn giảng viên, còn quy định mới bây giờ sẽ như nhau hết để tạo điều kiện cho GS, PGS những người có trình độ cao về nghiên cứu khoa học thực hiện nghiên cứu khoa học, thứ 2 khuyến khích các trường đầu tư cho các nhà nghiên cứu theo NĐ 99 trường trích 8% cho NCKH bắt buộc áp dụng từ năm ngoái.
Các trường có cơ chế khuyến khích nhà nghiên cứu khoa học như ĐH Duy Tân, Tôn Đức Thắng đăng tải các công trình trên tạp chí nước ngoài.
Một trong những nút thắt về ứng dụng KHCN như các trường chia sẻ là kinh phí đầu tư còn ít. Mong muốn của các trường là được nhiều hơn nhưng việc phân bổ kinh phí không phụ thuộc vào Bộ GD&ĐT hay KHCN. Theo mong muốn của Bộ, vấn đề này sẽ giải quyết như thế nào?
- Hiện nay hệ thống NCKH các viện trường song song không phối hợp với nhau nên đầu tư có thể trùng lắp viện cũng đầu tư trường cũng đầu tư thành ra công suất sử dụng bị hạn chế.
Nhiều lần Bộ cũng đề nghị có cơ chế phối hợp giữa trường và viện như BV với trường ĐH Y, tức là bên trường ĐH có nhân lực còn viện có trang thiết bị phối hợp thì trường có thể mời cán bộ nghiên cứu của viện giảng dạy còn trường thì cử người sang khai thác cơ sở thí nghiệm để làm có hiệu quả .
Nhiều năm bộ cũng đề nghị cơ chế này nhưng đến nay vẫn chưa làm được, đây là nút thắt chúng ta cần gỡ…Và còn nữa là sự phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp.
Tại nhiều nước DN đầu tư NCKH ở các nhà trường và họ được miễn thuế và Nhà nước khuyến khích, chúng ta cũng nên có cơ chế làm sao để các DN đầu tư vào các đề tài NCKH.
Cụ thể chính sách đó sẽ hình dung như thế nào?
- Ở các nước khác 1 DN đầu tư cho 1 phòng thí nghiệm thiết bị họ sản xuất ra họ tặng cho thí nghiêm trường học thì tiên thuế tính bằng tiền họ tài trợ được miễn trừ trong thuế hằng năm của DN.
Ngoài ra họ có nhiều cơ chế khác. Cái này chúng ta phải nghiên cứu để các DN phải đầu tư chứ nếu chỉ dựa vào kinh phí đầu tư nhà nước để phát triển khoa học sẽ rất khó khăn.
Trong các đề xuất có đề xuất về việc giảng viên có thể tự lập DN và trích phần trăm cho các giảng viên tạo ra các đề tài hoặc tạo ra các sản phẩm đề xuất có hợp lý không?
- Thực ra bây giờ các nhà nghiên cứu có thể vừa giảng dạy vừa làm hộ đồng nghiệp nghiên cứu cũng không có khó khăn gì nhưng khi đứng ra làm chủ DN thì chưa có quy định nên cũng cần tháo gỡ, khuyến khích họ vừa làm nghiên cứu khoa học vừa giảng dạy đồng thời làm chủ DN đầu tư nghiên cứu khoa học để khai thác hết tiềm năng.
Vậy sự kí kết giữa Bộ GD&ĐT và Bộ KH&CN sẽ gỡ những nút thắt mà ông vừa nói như thế nào?
- Trên cơ sở kí kết giữa 2 Bộ trưởng, các cục chức năng sẽ ngồi lại với nhau tháo gỡ những vướng mắc phát sinh đề nghị cơ chế sửa luật hay sửa các văn bản quy định của pháp luật ví dụ thành lập quỹ nckh tài trợ cho các công trình nghiên cứu…hoặc huy động các viện, các trường phối hợp với nhau. Trước mắt chúng ta làm một vài mô hình sau này trên cơ sở nhân rộng ra thì nó sẽ có hiệu quả.
Nhưng bây giờ hệ thống Viện lớn nhất là Viện Hàn lâm KHCN lại không nằm trong Bộ KH&CN?
- Không phải Bộ KH&CN mà nhiều bộ khác cũng có viện nghiên cứu như tôi nói chúng ta làm 1 vài mô hình giữa Bộ GD&ĐT với Bộ KH&CN thành công chúng ta cũng có thể nhân rộng ra các Bộ khác, viện KHCN cũng thế…
Trân trọng cảm ơn ông!