[ẢNH] Nghề nặn tò he
Có lẽ trong số các nghề truyền thống hướng tới đối tượng là trẻ em, nghề nặn tò he phát triển “bền vững” nhất. Cứ nhìn nhiều nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thì nghề nặn tò he vẫn có sức sống, “phủ sóng” trên nhiều địa điểm ở chốn thị thành.
Đặc biệt, ở Hà Nội, làng nghề nặn tò he Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên) ngày nay vẫn “ăn nên làm ra”. Không chỉ vào những dịp lễ tết hay mùa lễ hội, những nghệ nhân tò he Xuân La có thể sống với nghề quanh năm. Tò he Xuân La có mặt ở nhiều khu vui chơi giải trí của Thủ đô, góp thêm sắc màu cho thế giới đồ chơi của trẻ nhỏ.
Ngày nay, các nghệ nhân nặn tò he đã chịu khó tìm tòi, tạo ra thế giới tò he sinh động và đa dạng hơn xưa, với đầy đủ các hình thù mà trẻ em yêu thích. Từ những con vật dân gian như rồng, phượng, lợn, ngựa… cho tới chú mèo máy, siêu nhân, chú lính hải quân, công chúa…
Mùa Trung Thu đang về, làng nghề tò he lại nhộp nhịp hơn, các nghệ nhân lại chuẩn bị đồ nghề để góp thêm sắc màu vào thế giới thần tiên của con trẻ.
Nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản mà còn đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của trẻ.
Với 4 màu cơ bản: đỏ, đen, vàng và xanh qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã nặn ra hàng trăm mẫu mã khác nhau.
Nhiều người tò mò đã chụp ảnh, quay phim về các công đoạn làm tò he được trình diễn ngay bên hồ Hoàn Kiếm.
Đồ nghề của những nghệ nhân nặn tò he thường rất đơn giản nhưng có thể tạo ra cả một thế giới sống động, rực rỡ sắc màu.
Tò he hình con ngựa.
Tò he hình công chúa.
Du khách nước ngoài thích thú với thế giới tò he Việt Nam.