Đường về Pác Bó
Khu Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên vùng biên cương phía bắc Tổ quốc- non nước Cao Bằng, nơi có truyền thống cách mạng lâu đời. Về Cao Bằng những ngày này, thăm Pác Bó càng cảm nhận vẻ đẹp lộng lẫy của đất trời. Nơi đây sở hữu một vẻ đẹp đến say lòng, đặc biệt vào tiết trời thu tháng Tám.
Hang Cốc Bó.
Khu di tích lịch sử Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố khoảng 52km theo hướng Bắc. Đường về nơi đây giờ đẹp đẽ, uốn lượn dưới chân dãy núi trùng điệp, bên những cánh đồng lúa vàng và xóm làng bình yên của bà con người dân tộc Tày, Nùng. Xe đến ngã ba Đôn Chương - khu vực biên giới, phía trước là cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh.
Người dân địa phương dẫn đường cho chúng tôi kể, ngày xưa khi trở về đến đây, Bác phải đi ngựa để vào hang Pác Bó. Từ ngã ba này ngược lại là về bản Nà Toàn, đi thẳng là sang Trung Quốc, còn kia là lối đi các bản Nà Mạ, Nà Kéo... Bản Nà Mạ ngày trước được xem là tiền trạm.
Mỗi khi lính Pháp, lính Nhật lùng sục qua đây, dân bản đưa khăn mặt treo ngoài sàn làm mật hiệu báo tin về cho căn cứ Pác Bó. Nà Mạ hôm nay nhà cửa san sát, cuộc sống khang trang, nhưng người Tày, người Nùng vẫn diện trang phục truyền thống, vẫn dùng vật liệu tre, gỗ làm nhà và vận dụng sức nước để giã gạo...
Theo dòng lịch sử, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho các cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ, Địa dư Cao Bằng và nhiều tài liệu huấn luyện quân sự, trong đó có cách đánh du kích...
Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 - 1945. Tại đây, Người đã mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho các cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ, Địa dư Cao Bằng và nhiều tài liệu huấn luyện quân sự, trong đó có cách đánh du kích...
Tại Pác Bó, Người đã vạch ra nhiều chủ trương và quyết định quan trọng chuẩn bị cho cuộc cách mạng Tháng Tám 1945: Chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám tại lán Khuổi Nặm - Pác Bó từ ngày 10/5 đến ngày 19/5/1941. Hội nghị đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược và sách lược, xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta. Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng và bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh.
Cũng tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo Việt Nam Độc Lập và ra số báo đầu tiên ngày 1/8/1941. Đến tháng 11/1941, Người đã chỉ đạo thành lập đội du kích Pác Bó, trở thành đội vũ trang Cao Bằng đầu tiên...Ngày 4/5/1945, Người dời Pác Bó tới Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước (tháng 8/1945) thắng lợi... Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, Khu di tích lịch sử Pác Bó trở thành một trong những khu di tích quan trọng của cả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng.
Giờ đây, Pác Bó lưu luyến du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ mà quyến rũ, có chút gì đó rất mộc mạc, dung dị nhưng khiến du khách ngỡ ngàng. Người dẫn đường cho biết, Pác Bó được dịch nghĩa theo tiếng của người Tày - Nùng tại Cao Bằng nghĩa là “đầu nguồn”. Vậy nên nước suối ở đây trong văn vắt, cây cỏ hoa lá tốt tươi, không khí trong lành thanh bình.
Dừng chân nơi đây, du khách được thả mình vào không gian xanh mát mơ màng của tự nhiên. Với nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn như Cốc Bó, hang Bo Bam đến suối Lê Nin, suối Nậm hay núi Các Mác, lán Khuổi Nặm,… nơi nào cũng điểm xuyết một vẻ đẹp rất riêng để cùng tạo nên một Pác Bó huyền sử.
Men theo con đường lát đá dẫn xuống suối Lê Nin, có thể cảm nhận hương vị trong lành dịu êm của không gian được bao trùm bởi màu xanh mát của rừng cây. Bên dưới là bờ đá nằm ngổn ngang phủ đầy rêu phong, nơi ngày xưa Bác Hồ từng ngồi câu cá. Chạm vào làn nước cảm nhận hơi mát, nghe tiếng chim thi thoảng cất lên rồi như rơi vào không gian tĩnh lặng. Bên sườn núi lởm chởm đầy đá là hang Pác Bó, miệng hang Pác Bó nhỏ, chỉ đủ một người chui vào. Trong lòng hang rộng khoảng chục mét, ẩm ướt và lạnh. Chỗ xưa Bác nằm chỉ là tấm phản bằng các tấm ván cây nghiến ghép lại. Trong hang có một thạch nhũ nhô lên, trông giống mặt người với tóc và râu dài, được Bác đặt tên là tượng Các Mác.
Rất nhiều bài thơ của Người, những bài thơ mà chúng ta từng học ở trường, được khắc ghi dọc theo con đường tham quan chung quanh khu di tích, như: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Cảm động nhất là hàng năm, cứ vào ngày sinh nhật Bác 19/5, người dân tộc Choang thuộc Khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc, ở cách cột mốc 108 khoảng 2km kéo sang vui chơi múa hát, ăn mừng ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - nói lên sự tín nhiệm, sự cảm khái về công đức của Người và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Lán Khuổi Nặm cách hang Pác Bó khoảng một cây số. Đường quanh co men theo chân núi, càng đi càng dốc lên. Đường vào lán xưa kia chỉ là một lối mòn cheo leo, nay được mở rộng hơn và lát đá cho tiện đi lại. Còn khe núi trên đường vào lán ngày trước rậm rạp um tùm giờ là những thửa ruộng bậc thang tiếp nối nhau chạy ngược đến tận phía rừng xa. Trên đường vào lán Khuổi Nặm có di tích hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu. Hang Slí Điếng là một hang đá nhỏ nằm gần đường đi, từng được Bác Hồ và các cán bộ sử dụng làm hòm thư liên lạc bí mật.
Trong nhà trưng bày bổ sung của khu di tích Pác Bó, các vật dụng hằng ngày của Bác được lưu giữ tại đây: chiếc máy chữ cũ Bác vẫn dùng đánh máy tài liệu, chiếc làn mây sờn rách, bộ quần áo bạc màu, các đồ dùng sinh hoạt của Bác trong thời gian hoạt động ở Pác Bó…Phía trên vách vẫn còn vẹn nguyên dòng chữ của Người đã khắc lại trong ngày đầu tiên đến đây.
Bao nhiêu hình ảnh đẹp hiện ra sinh động khiến du khách như đang được chứng kiến quãng thời gian Bác từng ở đây. Tận tay chạm vào bàn làm việc, đi qua con đường mà Bác đã đi mới thấy lòng rạo rực bồi hồi.
Lán Khuổi Nặm cách hang Pác Bó khoảng một cây số. Đường quanh co men theo chân núi, càng đi càng dốc lên. Đường vào lán xưa kia chỉ là một lối mòn cheo leo, nay được mở rộng hơn và lát đá cho tiện đi lại. Còn khe núi trên đường vào lán ngày trước rậm rạp um tùm giờ là những thửa ruộng bậc thang tiếp nối nhau chạy ngược đến tận phía rừng xa.
Trên đường vào lán Khuổi Nặm có di tích hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu. Hang Slí Điếng là một hang đá nhỏ nằm gần đường đi, từng được Bác Hồ và các cán bộ sử dụng làm hòm thư liên lạc bí mật. Các công văn, chỉ thị, báo cáo, thư từ ... được đặt ở một vị trí quy định trong hang, cứ đến ngày giờ nhất định thì có người đến lấy hoặc gửi tài liệu. Nhờ thế liên lạc luôn bảo đảm bí mật và thông suốt.
Cách đó khoảng trăm mét là hang Diêm Tiêu. Hang ở trên một vách đá khá cao, trước cửa hang cây cối, cỏ dại um tùm. Hang rất kín đáo nên Bác Hồ đã chọn làm nơi cất giấu tài liệu bí mật trong suốt thời gian hoạt động ở đây. Lán Khuổi Nặm nằm ngay cửa rừng, bên dòng suối nhỏ, dưới gốc cây um tùm. Do nơi dựng lán có dòng suối nên gọi là lán Khuổi Nặm (theo tiếng Tày, Nùng, Khuổi Nặm nghĩa là suối nước).
Căn lán nhỏ làm theo kiểu nhà sàn của người Tày, rộng khoảng 12m2, mái lợp tranh, vách được ken bằng lá cáp tao (một loại cây rừng, lá gần giống lá dừa). Sàn được lát bằng những khúc cây rừng. Trên sàn có kê một tấm ván để làm bàn làm việc của Bác. Lán giúp du khách có cơ hội tìm hiểu cuộc sống làm việc của Người một cách chân thực nhất.
Thật hiếm có nơi nào du khách vừa được thăm những di tích lịch sử mang tính bước ngoặt của dân tộc, lại vừa được thưởng ngoạn cảnh đẹp của một vùng đất Đông Bắc tựa bức tranh thủy mặc...