Thu hút đầu tư phát triển điện mặt trời
Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển nguồn năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời và năng lượng gió là xu hướng tất yếu của thế giới. Không chỉ bởi ưu thế về giá, năng lượng điện mặt trời, điện gió còn có lợi thế, không có những tác động tiêu cực đến môi trường.
Ảnh minh họa.
Theo Hiệp hội Năng lượng sạch, Việt Nam là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới. Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, số giờ nắng đạt từ 2.000 - 2.600 giờ/năm. Bức xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2, chiếm khoảng 2.000-5.000 giờ/năm. Đây là nguồn tài nguyên lớn mà chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng phát triển nguồn năng lượng điện tái tạo.
Tuy nhiên, dù tiềm năng rất lớn, nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam còn chưa đáng kể. Hầu hết các dự án điện Mặt trời chỉ ở quy mô nhỏ. Đơn cử, Dự án điện Mặt trời được nối lưới đầu tiên là Nhà máy quang năng An Hội (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu), đây là Dự án được triển khai từ năm 2014 và hoàn thành việc xây dựng lắp đặt và đấu nối vào lưới điện của Điện lực Côn Đảo vào đầu tháng 12/2014 nhưng công suất chỉ đạt 36 kWp, điện lượng hơn 50 MWh. Duy chỉ có một dự án điện mặt trời tại Quảng Ngãi nối lưới là dự án có quy mô tương đối lớn. Theo đánh giá của giới chuyên gia Việt Nam, chúng ta cần tận dụng những thế mạnh về thiên nhiên, nguồn
nh năng lượng trong thời gian tới.Được biết, vào trung tuần tháng 1-2018 vừa qua, một dự án điện Mặt trời với quy mô khá lớn cũng mới được khởi công tại Ninh Thuận. Đây là Nhà máy điện Mặt trời được xây dựng bởi Tập đoàn BIM Group cùng đối tác là AC Energy - Công ty thành viên mảng Năng lượng thuộc Tập đoàn Ayala (Philippines) với quy mô khởi điểm là 300 MW (vào năm 2019), mục tiêu dài hạn đến năm 2025 sẽ nâng công suất lên 1000 MW. Theo ông Đoàn Quốc Việt, đại diện Chủ đầu tư của BIM Group, việc lắp đặt hơn 90.000 tấm pin năng lượng Mặt trời, khi đi vào hoạt động, dự án BIM 1 sẽ cho sản lượng điện hàng năm lên đến 50triệu kWh.
“Dự kiến Nhà máy điện Mặt trời của Dự án sẽ hòa lưới điện vào quý III năm 2018 này và đây cũng là tiền đề để BIM Group phát triển các dự án điện Mặt trời với quy mô lớn hơn với tổng công suất 330MW phát điện trong Quý I năm 2019. Việc xây dựng nhà máy điện Mặt trời sẽ mang đến một nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm không khí, có ý nghĩa quan trọng trong an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu và có lợi ích về kinh tế”- ” – ông Việt nhấn mạnh.
Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt nhưng nhu cầu điện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân thì việc phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là tất yếu. Bởi vậy, ngoài việc xây dựng chính sách để thực hiện phát triển năng lượng điện tái tạo, các chuyên gia cho rằng, cần có những cơ chế về giá để hấp dẫn hơn nữa các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Quay trở lại với dự án điện Mặt trời của BIM Group vừa được khởi công tại Ninh Thuận, chia sẻ với báo giới, ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết: Ninh Thuận là địa phương có tiềm năng lợi thế về nguồn năng lượng Mặt trời, do đó tỉnh cam kết sẽ tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng để các DN đầu tư biến tỉnh thành trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước.
Mục tiêu phát triển nguồn điện gió và điện Mặt trời vào năm 2030 theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) có tham vọng lớn hơn nhiều so với năm 2020, với công suất 6.000MW điện gió và 12.000MW điện mặt trời. Điều này đồng nghĩa, điện gió tăng gần 8 lần và điện mặt trời tăng 15 lần. Chính bởi vậy, dư luận kỳ vọng, việc các địa phương đang nỗ lực tạo điều kiện, môi trường kinh doanh hấp dẫn sẽ có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, xây dựng thêm nhiều dự án năng lượng sạch… thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong thời gian tới.