Bún đỏ cao nguyên
Bún đỏ là sự biến tấu, pha trộn hài hòa của nhiều đặc sản quen thuộc của bánh canh Huế hay bún riêu Hà Nội, nó có hương ngọt thơm, đậm đà rất riêng. Bát bún hấp dẫn từ màu đỏ của cà chua với màu xanh tươi non của rau xà lách hay màu nâu của chả cá, của riêu cua, màu trắng của trứng cút luộc.
Đến Kon Tum, nhiều người khó có thể bỏ qua món bún đỏ cao nguyên. Món ăn đơn giản từ cách chế biến đến thưởng thức nhưng một lần ăn sẽ nhớ mãi. Sợi bún đỏ dai dai cộng với nước dùng ngọt đậm đà, thêm vị béo, thơm của chả viên và trứng cút luộc quện vào nhau vô cùng hấp dẫn.
Bún đỏ được bán nhiều phải kể đến những con phố ở Buôn Ma Thuột (TP Kon Tum), các bà, các chị thường bán từ tầm chiều về khuya để phục vụ những người lao động bình dân nơi phố thị với giá chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng. Khác với bún bình thường, sợi bún đỏ rất to, cỡ bằng đầu đũa, vị giòn dai. Để có được màu đỏ bún trắng được nấu trong nồi nước dùng thấm đẫm các gia vị, hạt điều, gạch cua và chuyển thành màu đỏ rất đẹp, ăn thơm ngon, lạ miệng. Có lẽ đây chính là sự khéo léo đến tinh tế của người sáng tạo ra món ăn này.
Người ta vẫn bảo bún đỏ là sự biến tấu, pha trộn hài hòa của nhiều đặc sản quen thuộc của bánh canh Huế hay bún riêu Hà Nội nhưng tôi thì cho rằng nó có hương ngọt thơm, đậm đà rất riêng. Bát bún hấp dẫn từ màu đỏ của cà chua với màu xanh tươi non của rau xà lách hay màu nâu của chả cá, của riêu cua, màu trắng của trứng cút luộc.
Đến Buôn Ma Thuột muốn ăn bún đỏ thì nhất định phải đợi đến buổi chiều mới có, chứ buổi sáng thì bói cả phố cũng không ra. Người bán bún đã đơn giản mà người ăn càng đơn giản hơn, chỉ cần đặt tô bún lên chiếc ghế nhựa là vừa xì xụp húp vừa xuýt xoa vị cay, ngọt, ngon trong tiết trời se se lạnh quả là không còn gì thú vị hơn.
Không chỉ có món bún đỏ, đến Kon Tum còn rất nhiều món ăn mà bạn nên thưởng thức để có những trải nghiệm thú vị. Nếu như người dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) tinh tế với món lá mỳ chua trộn gà rừng thì đồng bào Rơ Măm lại có đặc sản cá gỏi kiến vàng, gỏi lá độc và lạ. Nhiều người ngạc nhiên, chỉ là một món ăn mà đã bày kín cả mâm, bởi gỏi lá có tới 40 - 50 loại, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, hành, rau húng đến các loại lá cây ăn quả như: xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì và rất nhiều loại lá riêng chỉ Tây Nguyên mới có.
Thưởng thức gỏi lá cũng phải biết đúng cách mới cảm nhận hết vị ngon của nó. Trước tiên lấy lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó cho thêm lá chua và vài loại khác tùy lựa chọn của người ăn, cuốn thành cái phễu nhỏ, bỏ miếng thịt ba chỉ, tôm, bì lợn vào trong gói lá đó, thêm chút muối, tiêu rừng là có một món ăn vô cùng tuyệt vời.
Hay món cơm Lam được làm từ gạo nếp rẫy cũng vô cùng hấp dẫn. Gạo ngâm lá dứa, qua một đêm rồi đổ vào ống nứa non, khi gạo đã đầy hai phần ba ống, cho nước suối vào rồi thắt nút cho từng ống nứa bằng lá chuối khô rồi vùi vào bếp tro hồng. Cơm chín dẻo, thơm lừng là món ăn không thế thiếu trong các dịp lễ hội của đồng bào nơi đây.