Phiên chợ nón làng Chuông: 'bán chạy khắp nơi, mua ngồi 1 chỗ'
Đến làng Chuông vào phiên chợ nón, không ít người giấu được sự ngạc nhiên bởi ở phiên chợ truyền thống này 'Người bán nón thì chạy khắp nơi, còn người đến mua thì ngồi một chỗ.'
Nằm ở ven ngoại thành Hà Nội, phiên chợ nón làng Chuôn - huyện Thanh Oai có hàng trăm năm tuổi.
Làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng khắp cả nước về nghề làm nón truyền thống. Vào những ngày 4, 10, 14, 20 và 24 hàng tháng, phiên chợ nón làng Chuông lại ồn ào, tấp nập kẻ mua, người bán ngay giữa đình làng.
Mỗi phiên chợ chỉ diễn ra trong khoảng hai giờ nhưng những người đi bán nón từ tờ mờ sáng đã bình bịch chiếc xe máy chở hàng "núi" nón đến chợ.
Những người bán nón xách rong hay đội trên đầu, vác trên vai những chồng nón cỡ 10 - 20 chiếc chạy đi chạy lại khắp khu chợ tìm người mua.
Còn người mua thì chỉ việc ngồi một chỗ, chờ nón mang đến tận tay và trả giá.
Mỗi phiên chợ chỉ diễn ra trong khoảng hai giờ nhưng từ tờ mờ sáng đã bình bịch chiếc xe máy chở hàng "núi" nón đến chợ.
Đến phiên chợ chính, bà con làm nón khắp nơi lại mang nón đi bán nhộn nhịp, tấp nập ngay từ cổng chợ.
Những người bán nón xách rong hay đội trên đầu, vác trên vai những chồng nón cỡ 10- 20 chiếc chạy đi chạy lại khắp khu chợ tìm người mua.
Còn người mua thì chỉ việc ngồi một chỗ, chờ nón mang đến tận tay và trả giá. Mỗi chiếc nón lá thông thường có giá từ 30- 70 nghìn đồng. Tùy theo mũi khâu thưa hay mau sẽ tạo nên độ chắc chắn và bền đẹp của chiếc nón.
Đến phiên chợ chính đúng dịp, nhiều khách du lịch "nhầm lẫn" khi hỏi mua lẻ một vài chiếc nón từ những người đang ngồi giữa một chồng nón lớn. Hình ảnh một người mua chỉ việc ngồi đếm, kiểm tra lại chất lượng từng chiếc nón của người bán mang đến.
Bà Nguyễn Thị Ngoại - thâm niên 50 năm đi buôn nón cho biết: " Nón hiện thời điểm này là thời điểm nón rẻ, đắt thì có tháng 1,3,6,10 là thời điểm bà con đi cấy,gặt, làm cỏ… nên họ mua nhiều và cũng bán được giá. Chợ ngày này cũng vãn người bán, chỉ còn những người mua thì cần nón liên tục để xuất khẩu nên họ đến đông lắm, cứ ngồi một chỗ, đeo chiếc túi thế này, người bán nhìn thấy hoặc quen chỗ thì cứ tìm đến mình".
Anh Lê Văn Tuy- nghệ nhân trẻ tuổi của làng Chuông - cũng là người đàn ông duy nhất xuất hiện trong phiên chợ để mua buôn nón. Anh đến chợ từ 5h sáng, đứng trên một chiếc ghế cao đặt ngay vị trí ngay phía cổng chợ vào để thu hút người bán nón. Chính vì thế mỗi ngày anh mua được hàng trăm chiếc nón lá các loại.
Kết thúc phiên chợ nón, những người mua buôn ngồi lại và tổng hợp số nón mua được, sau đó họ thuê một vài người đàn ông buộc nón lại thành chồng và vác ra xe.