Tỷ lệ đói nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm mạnh
Tỷ lệ đói nghèo trong các vùng dân tộc thiểu số giảm mạnh nhất trong thập niên vừa qua, với tỷ lệ giảm lên tới 13%.
Quang cảnh hội thảo.
Số liệu trên được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tại hội thảo báo cáo “Bước tiến mới giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam”, diễn ra chiều ngày 5/4, tại Hà Nội.
Theo báo cáo, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp tại vùng cao có thể giúp Việt Nam tiếp tục giảm nghèo, năm 2014, tỷ lệ nghèo chiếm 13,8%, đã giảm khoảng 4%, xuống còn 9,8% vào năm 2016.
Các dân tộc thiểu số, đa số ở vùng cao, chiếm khoảng 72% người nghèo ở Việt Nam, chính sách khuyến khích trồng cây công nghiệp có giá trị cáo có thể nâng cao thu nhập cho nhóm dân tộc này.
Báo cáo cũng ghi nhận, hiện nay, 70% người dân Việt Nam được đảm bảo về mặt kinh tế, trong đó có 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới.
Tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng, tăng hơn 20% trong giai đoạn 2010-2017.
Tính từ năm 2014, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam ra nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu, cho thấy các hộ gia đình đang leo lên bậc thang kinh tế cao hơn sau khi thoát nghèo.
Cũng theo báo cáo, mặc dù tốc độ giảm nghèo nhanh nhưng vẫn còn rất nhiều người nghèo ở Việt Nam.
“Năm 2010 số người nghèo là 18 triệu người nhưng đến 2016 đã giảm xuống còn 9 triệu người. Đáng chú ý, tuy vùng DTTS dân số chỉ chiếm 15% nhưng lại chiếm tới 72% dân số nghèo hiện nay” - báo cáo cho hay.
Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới đói nghèo tập trung ở những hộ gia đình vùng sâu, vùng xa…do người nghèo gặp khó khăn vì trình độ học vấn thấp (75% người lớn ở các hộ gia đình nghèo có học vấn từ tiểu học trở xuống, dưới 7% có trình độ trung học).
Việc thiếu trình độ đã làm giảm khả năng tiếp cận việc làm tốt hơn dẫn đến thu nhập thấp.