Chi trả bảo hiểm xã hội qua bưu điện: Nhanh chóng khắc phục những hạn chế
Tại Hội nghị “Đánh giá công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội và quản lý người hưởng qua hệ thống Bưu điện” mới đây nhiều đại biểu cho rằng, việc chi trả bảo hiểm xã hội (BHXH) qua bưu điện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên nhiều Bưu điện vẫn bộc lộ một số hạn chế trong công tác chi trả và quản lý người hưởng, như: nhiều bưu điện tỉnh, thành chậm xác nhận thông tin người hưởng. Một số điểm chi trả chưa niêm yết danh sách tăng, giảm người hưởng và các chế độ, chính sách để n
Trước những ý kiến trên, ông Chu Quang Hào - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện cho biết, hàng năm phía Bưu điện và BHXH các tỉnh, thành phố luôn chú trọng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên chi trả về nghiệp vụ, kỹ năng chi trả, các kiến thức cơ bản về chế độ chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Đáng chú ý, từ năm 2014 đến năm 2017, đã tổ chức được 5.127 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên chi trả. Đến năm 2017, toàn hệ thống Bưu điện có tổng số 17.117 nhân viên chi trả (tăng 3.165 người so với năm 2013)- cơ bản đảm bảo mỗi điểm chi trả có từ 1-2 nhân viên. Từ khi triển khai chi trả qua Bưu điện đến nay, tiền mặt luôn được đảm bảo an toàn, không xảy ra mất tiền trong qua trình vận chuyển và trong thời gian chi trả...
Việc Bưu điện 32 tỉnh chậm xác nhận thông tin người hưởng là lỗi của Bưu điện. “Bưu điện các địa phương không thể bị động, trông chờ vào thông tin ngân hàng cung cấp (qua thẻ ATM), mà cần phải phối hợp với nhiều ban ngành khác để có thông tin người hưởng; phải bắt tay làm việc này ngay trong năm nay. Về việc cơ sở vật chất một số nơi xuống cấp, đến năm 2020, tất cả các Bưu cục trên toàn quốc sẽ được nâng cấp; riêng trong năm 2018 sẽ có gắng nâng cấp 725 điểm Bưu cục”- ông Hào nói.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Khương cho rằng, những người trực tiếp làm công tác chi trả tuyệt đối không được ký thay, nhận hộ khi chưa có ủy quyền hợp pháp; không được khấu trừ lương của người hưởng vào bất ký khoản gì. Phía Bưu điện cần thường xuyên phối hợp với ngành BHXH nâng cao nghiệp vụ chế độ chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho đội ngũ nhân viên chi trả.
Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Khương, trước mắt hai đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra, bắt đầu từ đối tượng hưởng là người cao tuổi, người có thời gian hưởng dài. Đối với việc xác minh thông tin người hưởng, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Khương cho biết, BHXH Việt Nam sẽ nghiên cứu đề xuất quy định cứ 6 tháng đối tượng hưởng phải xác nhận chữ ký một lần. Đặc biệt, phía Bưu điện không được tự ý đề ra thêm các TTHC gây phiền hà cho người hưởng.