Nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá
Giới chuyên gia cho rằng nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá từ 2.000 đồng – 5.000 đồng/gói để có tác động tích cực đến nền kinh tế.
Hiện nay, mức thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là 70% (áp dụng từ năm 2016 đến 2018); đến năm 2019 sẽ tăng lên 75%.
Chưa kể, nếu tính cụ thể tỷ trọng thuế trong giá bán lẻ thuốc lá tại chỉ chiếm khoảng 35%, trong khi tỷ trọng này ở Thái Lan và Singapore lần lượt là 73% và 66%. Do vậy khi tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, ngân sách nhà nước sẽ tăng thêm, chưa kể mục tiêu nữa là hạn chế người tiếp cận với thuốc vì giá bị tăng lên.
Mới đây Bộ Tài chính đề xuất hai phương án sửa đổi mức thuế TTĐB áp dụng với mặt hàng thuốc lá. Theo đó, phương án 1 sẽ áp dụng thu thuế theo phương pháp hỗn hợp (thu theo thuế suất tỷ lệ như hiện nay và thuế suất tuyệt đối) từ năm 2010; bổ sung mức thu thuế tuyệt đối 1.000 đồng mỗi bao thuốc lá 20 điếu và 1.500 đồng một điếu xì gà. Phương án 2 sẽ tăng thuế suất thuế theo lộ trình, năm 2020 tăng từ 75% lên 80%, năm 2021 tăng lên mức 85%.
Theo tính toán, mức đề xuất thuế tuyệt đối 1.000 đồng/bao vào năm 2021 là rất thấp do mới chỉ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc đi 1,5% (trong khi cần giảm 6,5%), số lượng người hút thuốc giảm 180 triệu người, giảm số lượng tử vong là 90.000 người. Trong khi đó, khoản thu từ thuế tăng là 3,949 tỷ đồng so với năm 2020. Tuy nhiên mức đề xuất này được giới chuyên gia nhìn nhận là quá thấp cả về tỷ lệ giảm người hút thuốc lẫn tăng thu ngân sách, do vậy cần bổ sung thêm quy định nữa, từ 1/1/2020, bên cạnh biểu thuế theo tỷ lệ hiện hành, bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá ở mức 2.000 đồng/bao. Như vậy, sau khi áp mức thuế này, thuế/giá bán lẻ 1 bao thuốc lá sẽ tăng khoảng 42%, giảm tỷ lệ hút thuốc lên mức 3,0%, số lượng người hút thuốc giảm 586 triệu người, số lượng người tử vong do hút thuốc giảm 293.000 người, khoản thu thuế tăng 6.352 tỷ đồng.
Một dữ liệu khác từ Văn Phòng Tổ chức Y tế thế giới (WTO) cho biết, tại Việt Nam, theo ước tính của WHO và Ngân hàng Thế giới, khi tăng thuế để giá tăng 10% thì sẽ giảm tiêu dùng khoảng 4% ở các nước phát triển và 5% ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ giảm hút thuốc ở người nghèo và lớp trẻ cũng chiếm cao hơn. Cụ thể, khi tăng giá 10% sẽ giảm tiêu thụ tới 10% ở trẻ em và người nghèo. Giá thuốc lá cao cũng có tác dụng ngăn ngừa trẻ bắt đầu hút thuốc. Cũng theo thống kê, trung bình mỗi năm người dân Việt Nam chi 31.000 tỷ đồng để mua thuốc lá hút hàng năm.