Cái ôm
Theo Mirror ngày 1/11, nữ công tước xứ Cambridge đã cùng chồng tham dự một sự kiện tại Trung tâm thể thao Basildon, Essex, Anh mới đây. Họ dành thời gian nói chuyện với những người tham gia Coach Core, chương trình cung cấp hoạt động thể thao cho đối tượng gặp khó khăn về học tập, có vấn đề về sức khỏe tinh thần hoặc khuyết tật thể chất.
Tại sự kiện, Công nương Kate được người hâm mộ tên Janet Emery chạy đến ôm. Công nương lập tức ôm lại và nói với Janet: “Cảm ơn cô rất nhiều. Những cái ôm rất quan trọng. Đó là điều tôi luôn nói với các con”.
Tiến sĩ Veritas của Cao đẳng Nhi khoa Mỹ cho biết, những cái ôm mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, chủ yếu để chống lại stress. “Khi ôm, hormone stress cortisol sẽ giảm đáng kể, giúp một người trở nên bình tĩnh hơn. Những cái ôm cũng giúp tăng nồng độ oxytocin, thường được gọi là hormone âu yếm”, tiến sĩ nói.
Câu chuyện này khiến tôi nhớ tới chia sẻ của một sinh viên tu nghiệp tại Nhật Bản đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Chuyện là một ông bố có con học tiểu học. Khi cô con gái đi học về ông hỏi: “Nay có bài tập về nhà không con?”. cả mẹ, chị, em cũng ôm cô bé.
Hôm sau, khi cô bé về học, ông bố lại hỏi: “Nay có bài tập gì không con?”.
Cô bé đáp: “Nay cô giáo chỉ chữa bài tập về nhà thôi ạ”. Rồi cô bé kể, khi cô giáo hỏi bài tập về nhà hôm trước thì nhiều bạn ngượng ngùng cúi mặt nói “không được ai ôm”. Cô giáo liền cúi xuống, ôm chặt lấy từng bạn.
Câu chuyện này đã nhận được hàng trăm lượt like và chia sẻ. Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hình mẫu sản phẩm học sinh mới là người có ba phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm. Trong đó, phẩm chất sống yêu thương đã được Bộ đặt lên hàng đầu trong các phẩm chất hướng đến.
Những năm gần đây, ngành giáo dục đã từng bước chuyển mục tiêu giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực học sinh. Tuy nhiên dư luận lại vô cùng băn khoăn về phương thức thực hiện, trong đó đặc biệt lo ngại về vai trò của giáo viên. Phương pháp giáo dục mới theo hướng gợi mở, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thường ít được chú trọng. Vì thế mà một cái ôm, hôn hay đơn giản là một lời khen, ánh mắt trìu mến dành cho học sinh dường còn quá xa lạ trong môi trường giáo dục của chúng ta.
Cái ôm có thể sản sinh ra xytocin, loại hormone tạo cảm giác hạnh phúc. Một cái ôm có thể cảm hóa một con người... Tiếp cận phương pháp giáo dục này chắc cũng không quá khó đối với các thầy cô giáo.