Để các tổ chức phi chính phủ tham gia bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế-HMCC- đơn vị đồng tổ chức cho biết, sau khi UNESCO thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể năm 2003, các quốc gia thành viên đang hướng tới mục tiêu trao quyền cho cộng đồng nhằm tìm cách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của mình.
Ông Kwon Huh, Tổng Giám đốc ICHCAP trả lời báo chí.
Sáng ngày 5/11, tại buổi họp báo nhân Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể Châu Á-Thái Bình Dương 2018 với chủ đề “Các tổ chức phi chính phủ bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể vì sự phát triển cộng đồng bền vững” sẽ diễn ra tại Huế từ ngày 6-8/11, ông Kwon Huh, Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin và Mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do UNESSCO bảo trợ-ICHCAP cũng đã đưa ra thảo luận vấn đề này.
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế-HMCC- đơn vị đồng tổ chức, sau khi UNESCO thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể năm 2003, các quốc gia thành viên đang hướng tới mục tiêu trao quyền cho cộng đồng nhằm tìm cách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của mình.
Hát Xoan ở Phú Thọ, Ví Dặm ở Nghệ Tĩnh; Nhã nhạc cung đình Huế là những minh chứng sống động của việc cộng đồng tham gia gìn giữ và phát huy giá trị.
So với hội nghị lần đầu tổ chức tại Jeonju, Hàn Quốc thì số lượng các tổ chức phi chính phủ- NGO tham dự tại Huế gần gấp đôi với 35 tổ chức.
Theo Ban Tổ chức tại Hội nghị, các NGO sẽ chia xẻ kinh nghiệm hoạt động của mình nhằm xây dựng hệ thống bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể phát triển bền vững.