Hải quân Mỹ chi 1,5 tỷ đô la cho các tàu ngầm tấn công bị hỏng
Sự chậm trễ trong công tác hậu cần tại các xưởng đóng tàu của Mỹ liên quan đến việc sửa chữa tàu ngầm đã khiến Hải quân Mỹ phải chi 1,5 tỷ đô la cho các tàu ngầm tấn công nhanh không hoạt động, theo Cơ quan giám sát của Chính phủ Mỹ.
(Nguồn: Sputnik).
Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO) cho biết, tàu USS Boise, tàu ngầm tấn công nhanh ở Los Angeles, được dự kiến đưa vào nhà máy đóng tàu trong một thời gian dài để sửa chữa, từ năm 2013, tuy nhiên, các xưởng đóng tàu đã quá tải vì vậy không có đủ không gian, thời gian và nhân sự để tiến hành sửa chữa theo đúng tiến độ dự kiến. Cho đến năm 2016, các tàu ngầm này thậm chí vẫn chưa nhận được sự ‘chăm sóc’ từ các công nhân đóng tàu ở nhà máy. Thời điểm đó, các quan chức xác định USS Boise không còn phù hợp cho các hoạt động quân sự.
Trong hai năm qua, không có gì thay đổi đối với tàu USS Boise. Các con tàu vẫn nằm im trong khi các dự án sửa chữa khác đang được triển khai.
GAO ước tính, kể từ năm 2008, Hải quân Mỹ đã chi liên tục hơn 1,5 tỷ đô la để hỗ trợ các tàu ngầm ngày càng không còn khả năng hoạt động này
Thêm một nguyên nhân nữa rằng, Hải quân Mỹ đã không kịp thời triển khai và cũng không hoàn thành phần lớn thời gian bảo trì nhanh chóng dẫn đến kết quả hiện tại của các con tàu, GAO cho biết.
Cơ quan giám sát cho rằng, lực lượng hải quân nên tiến hành phân tích các trường hợp để xác định có bao nhiêu dự án cần sửa chữa để từ đó phân bổ cho các nhà máy đóng tàu tư nhân và các xưởng đóng tàu công cộng, GAO cho biết. Đánh giá này cũng nên đánh giá năng lực của các nhà máy đóng tàu tư nhân để phân phối khối lượng công việc hiệu quả hơn và chấm dứt dần sự chậm trễ.
Một lý do mà GAO và Hải quân có thể đặc biệt lo lắng về khả năng sẵn sàng tác chiến của các tàu ngầm như USS Boise chính bởi những tàu ngầm tấn công nhanh này tạo nên xương sống cho Hải quân Mỹ.
Trong năm 2016, Thư ký Hải quân Mỹ Ray Mabus đã công bố kết quả của cuộc đánh giá nội bộ có tên "Đánh giá cấu trúc lực lượng". Cuộc đánh giá kêu gọi mở rộng lực lượng hải quân lên tới 355 tàu. Trong khi đánh giá cấu trúc lực lượng năm 2012 đã chỉ yêu cầu tổng cộng 308 tàu.
Các đánh giá năm 2016 phù hợp với chủ trương của Bộ Quốc phòng về "cạnh tranh quyền lực lớn" với một "Trung Quốc đang phát triển và một nước Nga đang hồi sinh", ông Mabus nói.
Cũng như vậy, trong khi đánh giá năm 2012 kêu gọi 48 tàu ngầm tấn công nhanh thì báo cáo năm 2016 là 66 tàu. Điều này có nghĩa là gần 1/5 tàu hải quân Mỹ là tàu ngầm tấn công nhanh.
Theo ông Bryan McGrath, Phó Giám đốc Trung tâm Seapower của Viện Hudson, các nhà chiến lược Hải quân Mỹ cho rằng, các tàu ngầm tấn công nhanh có tầm quan trọng bởi tính linh hoạt trong nhiệm vụ trinh sát và giám sát, cũng như khả năng chiến đấu lớn.