Hoàng tử Harry sẽ 'tham chiến' chống lại 'cuộc xâm lược' của Nga
Ngày 5/1, tờ The Mirror trích dẫn các nguồn tin quân sự và Hoàng gia Anh cho biết, Hoàng tử Harry sẽ tham gia vào một trong những cuộc tập trận lớn nhất của Anh kéo dài 12 tuần chống lại một cuộc xâm lược (giả định) của Nga.
Hoàng tử Anh Harry. (Nguồn: AP).
Mặc dù Hoàng tử Harry đã rời khỏi Lực lượng Vũ trang Anh vào tháng 6/2015 nhưng anh vẫn sẽ tham gia cuộc tập trận cùng khoảng 1.000 lính thủy đánh bộ ở Na Uy để bảo vệ sườn phía bắc châu Âu trong cuộc tấn công quân sự của Nga, cơ quan truyền thông đưa tin.
Hoàng tử Harry rất háo hức với cuộc tập trận lần này, các kế hoạch chiến đấu tuyệt mật sẽ được giữ kín đối với hoàng tử. Cuộc tập trận được tiết lộ sẽ có nhịp độ cao, cực kỳ thực tế.
Sự tham gia của Hoàng tử Harry là một tin tốt đối với Thủy quân lục chiến, lực lượng xem sự tham gia của hoàng tử như một thông điệp khích lệ rất tích cực cho Quân đoàn.
Hoàng tử Harry, người đã từng tham chiến ở Afghanistan đã chia sẻ với những người bạn của mình rằng anh rất vui mừng được trở lại quân đội.
Công tước xứ Sussex rất trân trọng vai trò của mình với Thủy quân lục chiến Hoàng gia và cực kỳ nghiêm túc. Ông nội của Harry, Hoàng tử Philip, đã thực hiện nghĩa vụ của mình trong Thủy quân lục chiến với sự khác biệt như vậy, điều mà Harry đặc biệt ngưỡng mộ. Trong suốt sự nghiệp quân sự của mình, Harry luôn có sự tôn trọng và ngưỡng mộ lớn nhất đối với lực lượng Thủy quân lục chiến và hoàng tử luôn bị mê hoặc bởi những anh hùng và lòng can đảm của họ, một nguồn tin từ Hoàng gia cho biết.
Thủy quân lục chiến Hoàng gia tới Na Uy vào dịp năm mới 2019 từ căn cứ của họ tại Bickleigh Barracks ở Devon. Theo các phương tiện truyền thông, 8.000 binh sĩ sẽ tham gia vào cuộc tập trận, bao gồm các binh sĩ từ châu Âu và Mỹ.
Vào cuối tháng 9/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson tuyên bố rằng, Anh đang tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự ở Bắc Cực vào năm 2019, trong bối cảnh lo ngại về sự xâm lược của Nga.
Ông nói với tờ The Sunday Telegraph rằng, quân đội sẽ được triển khai tới Na Uy vào mỗi mùa đông trong thập kỷ tới cùng với Thủy quân lục chiến Mỹ và Hà Lan, cũng như quân đội Na Uy.
Căng thẳng giữa Nga và Anh căng thẳng kể từ khi London cáo buộc Moscow dàn dựng vụ tấn công đầu độc cựu sĩ quan tình báo Nga Sergei Skripal và con gái của ông Yulia ở Salisbury hồi tháng 3 năm ngoái. Moscow đã liên tục bác bỏ các cáo buộc và nhấn mạnh rằng toàn bộ vụ việc là vu khống do thiếu bằng chứng.
Đầu tháng 10/2018, chính phủ Anh cũng cáo buộc GRU đứng đằng sau một loạt các cuộc tấn công mạng vào các tổ chức chính trị, cơ quan truyền thông và cơ sở hạ tầng trên toàn cầu, bao gồm cả Vương quốc Anh. Nga bác bỏ các cáo buộc và cho đây là một chiến dịch làm mất thông tin thô thiển, nhấn mạnh rằng London đã không thể chứng thực các yêu sách của mình.
Gần đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã cho triển khai một tàu Hải quân Hoàng gia đến Biển Đen để thể hiện tình đoàn kết giữa London và Ukraine sau sự cố hải quân ở eo biển Kerch, khi ba tàu chiến Ukraine xâm phạm lãnh hải Nga.
Ông Williamson khi đó đã nói rằng hành động này là nhằm phản ứng trước các mối đe dọa xâm luộc đối từ phía Nga.