Nga nghi ngờ Mỹ thử nghiệm tên lửa tầm ngắn, tầm trung dưới vỏ bọc các cuộc tập trận

Hà Anh (theo Sputnik) 23/01/2019 21:08

Moscow đã kịch liệt bác bỏ các cáo buộc từ phía Mỹ về việc Nga vi phạm các điều khoản bị cấm theo Hiệp ước INF và nhấn mạnh rằng, Washington mới chính là bên đang triển khai các bệ phóng cho tên lửa hành trình Tomahawk ở Đông Âu.

Nga nghi ngờ Mỹ thử nghiệm tên lửa tầm ngắn, tầm trung dưới vỏ bọc các cuộc tập trận

Ngày 23/1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Serge Ryabkov cho biết, Mỹ vẫn chưa giải thích lý do tại sao họ kết luận rằng tên lửa hành trình SSC-8 phóng từ mặt đất (ký hiệu của Nga 9M729) đã vi phạm Hiệp ước hạt nhân tầm Trung (INF).

"Trong một thời gian dài, Mỹ từ chối chỉ cụ thể loại tên lửa trong kho vũ khí của Nga đã vi phạm Hiệp ước. Chỉ khoảng một năm trước, Mỹ mới thông báo rằng đây là tên lửa 9M729. Cho đến nay, Mỹ vẫn chưa giải thích cho chúng tôi lý do tại sao Washington kết luận rằng tên lửa đang được thử nghiệm này đã vi phạm những điều khoản bị cấm bởi Hiệp ước INF", ông Ryabkov nói.

Ông Ryabkov cũng nhấn mạnh thêm rằng, tên lửa 9M729 không hề vi phạm những điều khoản bị cấm của Hiệp ước INF vì nó không được phát triển cho mục đích đó.

Đồng thời, ông Ryabkov lưu ý rằng, yêu cầu phá hủy tất cả số tên lửa loại này của Washington là hoàn toàn "không thể chấp nhận" đối với Moscow.

Nhiều tuyên bố của Mỹ về các cáo buộc vi phạm Hiệp ước INF của Nga đã bị làm sai lệch, và lời giải thích của Moscow đã bị phớt lờ, ông Ryabkov tiếp lời.

Nhà ngoại giao kiên quyết phủ nhận việc Moscow đã vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF và tuyên bố rằng lý đơn phương rút khỏi hiệp ước này của Washington là “không thể chấp nhận”. Do đó, hiệp định này vẫn có hiệu lực cho đến nay.

Đây là một phần trong “trò chơi chính trị” do người Mỹ lên kế hoạch. Các cáo buộc đối với Nga được công bố chỉ để nhằm Mỹ có cơ hội vượt qua các điều khoản bị cấm vi phạm được thỏa hiệp trong Hiệp ước INF.

Ông Ryabkov cho biết, Nga rất chắc chắn với việc không vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF. Vì vậy, lý do được Washington đưa ra để đình chỉ hiệu lực của hiệp ước là không thể thực hiện được và bản thân quyết định này không có hiệu lực theo quan điểm pháp lý . Trong thực tế, điều này có nghĩa là trong thời gian bị đình chỉ, hiệp ước sẽ vẫn có hiệu lực, vẫn còn ràng buộc với các bên.

Ông Ryabkov nhấn mạnh rằng, Moscow đã sẵn sàng công khai minh bạch về việc tuân thủ hiệp ước và đề nghị Mỹ cũng nên có hành động phù hợp.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói rõ rằng, Hiệp ước được ký năm 1987 cần được bảo tồn vì Nga đã sẵn sàng cho một cuộc đối thoại toàn diện, điều này buộc Mỹ phải lựa chọn.

Trước đó, đầu tháng 12/2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng, Washington sẽ đình chỉ việc tuân thủ thỏa thuận trong vòng 60 ngày trừ khi Nga tuân thủ trở lại các điều khoản của Hiệp ước INF.

Tuyên bố của ông Pompeo được đưa ra sau hai tháng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ý định rút khỏi hiệp ước được ký năm 1987 với cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước này. Moscow đã kịch liệt bác bỏ các cáo buộc và nhấn mạnh rằng, Washington mới chính là bên đang triển khai các bệ phóng cho tên lửa hành trình Tomahawk ở Đông Âu, điều bị cấm theo hiệp ước.

Hiệp ước INF được ký bởi Liên Xô và Mỹ vào năm 1987, quy định việc phá hủy tất cả các tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 đến 5.000 km (khoảng 300 đến 3.400 dặm).

Hà Anh (theo Sputnik)