Đề xuất quy trình giám định tư pháp di vật, cổ vật
Bộ VHTTDL đang dự thảo Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật.
Theo đó, quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật bao gồm: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định; chuẩn bị thực hiện giám định; thực hiện giám định; kết luận giám định; bàn giao kết luận giám định; lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định.
Trong đó, thực hiện giám định, người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định để xác định niên đại (tuyệt đối hoặc tương đối) và các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Việc xem xét đối tượng giám định bao gồm một hoặc các nội dung sau đây: Hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí trực tiếp từ hiện vật hoặc đối chiếu, so sánh; các đặc điểm khác có liên quan.
Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu.
Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định...