Ám ảnh những trẻ bỗng dưng vận động yếu, hạn chế nhận thức chỉ sau một cơn sốt
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, số ca số ca mắc viêm não/màng não đang có dấu hiệu gia tăng. Các ca nhập viện phần lớn là nặng. Đặc biệt hiện đang có 7 trẻ viêm não Nhật Bản đang được điều trị, tỉ lệ biến chứng khoảng 20%.
Sau một cơn sốt những tưởng sốt vi rút thông thường, bệnh nhi được chẩn đoán viêm màng não sau đó, phải trải qua quá trình điều vị nhiều tháng, nguy cơ để lại di chứng thần kinh.
Mùa hè - mùa viêm não
PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, trong số các ca viêm não, màng não nhập viện đã ghi nhận nhiều bệnh nhi mắc Viêm não Nhật bản B.
Hiện tại đang có 7 trẻ mắc viêm não Nhật Bản điều trị tại viện. Tổng số bệnh nhân viêm não Nhật Bản từ đầu năm đến nay là 20 ca, phần lớn là bệnh cảnh nặng nề.
Bệnh nhân thường các trẻ trước 15 tuổi, đặc biệt là 3-9 tuổi. Phần lớn trường hợp mắc viêm não Nhật Bản đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Viêm não Nhật Bản để lại di chứng nặng nề, với khoảng 50% các ca mắc viêm não Nhật bản bị di chứng ở mức độ khác nhau. Trong số các ca bị di chứng, các bệnh nhi bị di chứng nặng chiếm khoảng 20% (vận động yếu, hạn chế nhận thức) ảnh hưởng lâu dài đến phát triển của trẻ.
PGS Điển cảnh báo, trong mùa dịch viêm não, viêm màng não từ tháng 5 đến tháng 9, nếu trẻ sốt liên quan đến tri giác lơ mơ li bì, kèm theo dấu hiệu co giật khu trú tay chân co cứng, dấu hiệu thần kinh, đau đầu nhiều cần nghĩ đến nguy cơ này để đến viện sớm. Việc điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ di chứng để lại cho não bộ là vĩnh viễn, suốt đời.
Cảnh báo dấu hiệu sớm
Viêm não, màng não do vi rút, vi khuẩn không có dấu hiệu điển hình mà biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi.
Thường bệnh nhân có những triệu chứng giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt hay có những trẻ cũng không biểu hiện những triệu chứng đó.
Vì thế, ở thời điểm này, khi trẻ có bất cứ triệu chứng nào giống như cảm cúm, sốt, sổ mũi, đặc biệt là kêu đau đầu và nôn, sốt cao mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé.
Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không… để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định. chú ý đến những bé sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé. Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không… để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định kịp thời điều trị.
Khi có những triệu chứng của viêm não, viêm màng não, việc khám lâm sàng không thể xác định được nguyên nhân do vi rút hay vi khuẩn mà buộc phải tiến hành chọc dịch não tủy để xác định nguyên nhân. Nếu bỏ qua chẩn đoán này rất nguy hiểm, bởi trẻ hoàn toàn có thể bị viêm màng não, viêm não do vi khuẩn. Với thể viêm não, màng não do vi khuẩn, chỉ sau một đến hai ngày bị viêm não, bệnh đã có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cứu được cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề về thần kinh.
Vì thế, cha mẹ nên yên tâm cho con thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bởi chọc thắt lưng lấy dịch não tuỷ (chọc dịch não tuỷ) xét nghiệm là một phương pháp đơn giản, hầu như không có biến chứng nhưng lại cho kết quả chính xác bệnh nhân bị viêm màng não do vi rút hay do vi khuẩn.
Nếu được phát hiện sớm, não chưa bị tổn thương tỉ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn, ít di chứng thần kinh hơn.
Nhất là với viêm não Nhật Bản rất nguy hiểm. So với các thể viêm não khác, bệnh nhi viêm não Nhật Bản rất nguy kịch, nặng nề, nguy cơ để lại di chứng thần kinh sau này là khó tránh khỏi.
PGS Điển cũng cho biết, tâm lý e ngại tiêm vắc xin ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ. Để phòng viêm não Nhật Bản, trẻ cần được tiêm mũi 1 khi được 12 tháng tuổi; mũi hai sau mũi một 1-2 tuần; mũi ba cách mũi hai một năm. Cần lưu ý, phải tiêm đủ 3 mũi hiệu lực bảo vệ mới đạt 90 – 95%. Còn nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Nên nhắc lại bằng 1 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản khoảng 5 năm sau để cũng cố miễn dịch.