Phó Thủ tướng: Không chủ quan trong xây dựng nông thôn mới
Đánh giá khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ có kết quả xây dựng nông thôn mới dẫn đầu cả nước nhưng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, các địa phương không chủ quan, phải tiếp tục gia tăng giá trị các tiêu chí vì mục tiêu nân cao thu nhập và đời sống tinh thần của người dân.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị.
Sáng 17/8, tại tỉnh Nghệ An, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 -2020.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì Hội nghị. Cùng dự còn có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh uỷ, UBND của 17 tỉnh, thành phố.
Nơi khởi nguồn của nhiều sáng kiến, cách làm nông thôn mới hay
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ không chỉ đạt và vượt mục tiêu đề ra, mà các nội dung xây dựng nông thôn mới đã ngày càng đi vào chiều sâu, hướng tới sự bền vững.
Đến hết tháng 7/2019, 2 vùng đã có 2.402/3.474 xã (69,1%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 48% so với cuối năm 2015, là mức tăng trưởng cao nhất trong cả nước), cao hơn nhiều so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,26%). Từ đầu năm 2018, cả vùng không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Bình quân số tiêu chí/xã của cả vùng đạt 17,4 tiêu chí (tăng 11,5 tiêu chí so với năm 2011 và tăng 2,4 tiêu chí so với năm 2015), cao hơn mức trung bình cả nước là 15,26 tiêu chí/xã. Gần 1.100 thôn, bản nông thôn mới (chiếm 62% số thôn, bản NTM của cả nước), trong đó có gần 300 thôn, bản kiểu mẫu. Đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng có mức độ đồng đều trong xây dựng nông thôn mới khi 90% số xã có từ 16- 19 tiêu chí.
Cả vùng đã có 41 đơn vị cấp huyện thuộc 13 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, chiếm 48,8% số đơn vị cấp huyện nông thôn mới của các nước.
Thu nhập ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng là 43,3 triệu đồng/người/năm, tăng 2,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất nước với 1,7% và thu nhập người dân nông thôn ở Bắc Trung Bộ tăng 2,4 lần so với trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 20% năm 2010 xuống còn 6,03% vào cuối 2018.
Có 12/17 tỉnh, thành phố ban hành tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 9/17 tỉnh, thành phố ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu. Nhiều tỉnh, thành phố như Nam Định, Hà Nam, Nghệ An và các tỉnh trong vùng đã ban hành tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Từ thực tiễn triển khai ở địa phương về nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 691/QĐ-TTg vào năm ngoái về tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu của giai đoạn 2018- 2020. Tới nay cả nước có 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là xã Việt Dân (Đông Triều, Quảng Ninh).
Quang cảnh Hội nghị.
Đặc biệt, tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Nghệ An là những địa phương đầu tiên triển khai xây dựng NTM cấp thôn, bản đang được nhiều tỉnh miền núi tập trung triển khai nhằm thay đổi nhanh đời sống vật chất, tinh thần của người dân và huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư.
Nhiều sáng kiến trong sinh kế như chính sách bảo tồn cho người dân vùng đệm ở Tiên Yên (Quảng Ninh), chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Quảng Trị, chính sách hỗ trợ nuôi tôm ở Phá Tam Giang, du lịch nông thôn, xử lý nước thải- chất thải, mã vùng nông nghiệp,...
Chính vì vậy, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ là vùng hội tụ những điểm sáng nhất về xây dựng nông thôn mới của cả nước trong những năm qua, là nơi khởi nguồn cho các sáng kiến, kiến nghị để đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách mới.
Giữ được môi trường và cảnh quan đặc trưng vùng nông thôn
Là một tỉnh có công nghiệp khai khoáng phát triển, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cho biết công nhân ngành than vẫn còn gặp khó khăn khi ngành này gặp biến động thị trường nhưng đời sống sản xuất của nông dân thì ổn định và phát triển nhờ nhiều mô hình hay.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Ngô Gia Tự nêu ra nhiều sáng kiến trong huy động và tổ chức các hội đoàn thể và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan khu vực nông thôn.
Tại địa phương còn nhiều khó khăn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng kiến nghị Chính phủ có cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư cho các xã biên giới, vùng bãi ngang ven biển; ưu tiên kinh phí để người dân làm du lịch ở miền núi, vùng biển đảo để đang dạng sinh kế cho người dân.
BíthưTỉnhủyNghệ An nêubàihọc 5 nguyêntắcchoxâydựng NTM làgắnliềnvớicơcấulạingànhnôngnghiệp, ưutiênchođầutưpháttriểnsảnxuấtvànângcaothunhậpngườidân; tậptrungnângcaodântrí; xâydựngmôitrườngsạch, đẹp, xanhtươi, giữđượcbảnsắclàngquê; xâydựng NTM làmộtquátrìnhliêntụcvàsớmthuhẹpkhoảngcáchgiữanôngthônvàthànhthị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhắc lại lịch sử hơn 10 năm trước, khi Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26 về tam nông với những tư tưởng quan trọng để Chính phủ “thai nghén” ra Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Do đó, việc tổng kết 10 năm triển khai Chương trình ở 2 vùng này có ý nghĩa rất quan trọng để Chính phủ nhân rộng các chính sách, cách làm hay.
Ghi nhận những kết quả xây dựng nông thôn mới của hai vùng rất ấn tượng và toàn diện, Phó Thủ tướng đánh giá NTM đã tác động tích cực đến cơ cấu sản xuất, lao động khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân về vật chất, tinh thần và đẩy mạnh công tác giảm nghèo.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm một gian hàng thủ công mỹ nghệ tại Hội nghị.
Tuy nhiên, xây dựng NTM ở 2 vùng này vẫn còn mất cân xứng khi vẫn còn có huyện chưa có xã đạt chuẩn NTM, vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn là thách thức lớn, người dân chưa khai thác hết tiềm năng đất đai để sản xuấ, tình trạng “bê tông hoá” nông thôn, gắn kết cộng đồng lỏng lẻo,...
Qua hội nghị tổng kết vùng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị từng địa phương trong vùng rà soát lại, so sánh với kết quả tổng kết toàn vùng, của các tỉnh, huyện, xã khác để phát huy kết quả làm được, khắc phục những tồn đọng.
Đặc biệt, các tỉnh phải đánh giá, để phát huy tốt quan điểm lấy người dân làm chủ thể, nhưng không được huy động quá sức dân, mà phải trên tinh thần tự nguyện, hợp lòng dân; đồng thời đề xuất các cơ chế khác để huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý từng tỉnh, huyện, xã phải tiếp tục phấn đấu để có kết quả xây dựng nông thôn mới cao nhất năm 2020 và không ngừng gia tăng giá trị các tiêu chí đã đạt được, không được chủ quan, thỏa mãn; giữ gìn bản sắc văn hoá vùng miền; gắn xây dựng nông thôn mới quy hoạch phát triển đô thịở các vùng ven đô thị.
Chú ý công tác xem xét, thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên tinh thần không chạy theo thành tích mà phải đi vào thực chất. Đo lường kết quả đạt được là mức độ hài lòng của người dân.