Hơn 1.800 nghề, công việc liên quan tới quy định nghỉ hưu sớm

Theo dantri 17/10/2019 10:00

Sau rà soát, Bộ LĐ-TB&XH ước tính có khoảng 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đây là một trong những căn cứ áp dụng cho người lao động khi nghỉ hưu trước tuổi quy định. Nội dung trên đang được quy định tại Dự thảo Luật Lao động 2012 sửa đổi.

Hơn 1.800 nghề, công việc liên quan tới quy định nghỉ hưu sớm

Nghề may có thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Trên đây là thông tin về quá trình rà soát, thống kê và xây dựng Dự thảo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đang được Bộ LĐ-TB&XH gấp rút triển khai.

Danh mục trên cũng chính là một trong những điều kiện cơ bản giúp các cơ quan chức năng có căn cứ áp dụng quy định nghỉ hưu trước tuổi quy định cho người lao động. Quy định này đang được quy định tại Dự thảo Bộ Luật Lao động năm 2012 sửa đổi.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, thống kê tới thời điểm này, số lượng lao động đang làm các công việc thuộc nhóm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khoảng 3 triệu người.

Được biết, Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ khai mạc ngày 21/10. Tại đây, các đại biểu Quốc hội sẽ xem xét nhiều vấn đề xây dựng pháp luật quan trọng, trong đó có việc bỏ phiếu thông qua Dự thảo Bộ Luật Lao động năm 2012 sửa đổi.

Không chỉ bàn tới tuổi nghỉ hưu, Dự thảo còn bao hàm nhiều nhóm vấn đề “nóng” có phạm vi tác động và tầm ảnh hưởng sâu rộng tới hàng chục triệu người lao động và doanh nghiệp hiện tại cũng như nhiều năm sau này, như: Điều chỉnh khung giờ làm thêm trong năm, việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở, quy định về tiền lương, quy định mới về hình thức hợp đồng lao động, cơ chế đàm phán thương lượng tập thể.v.v…

Bên cạnh đó, nhiều câu hỏi của bạn đọc cũng cần có sự giải đáp thấu đáo, như: Việc tăng tuổi hưu tác động ra sao tới lực lượng lao động trẻ đang thất nghiệp? Lợi ích và những mặt trái của tăng khung giờ làm thêm? Sự thay đổi về quy định tiền lương ra sao? sự khác biệt giữa tổ chức công đoàn cơ sở và tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp? Cơ chế đàm phán và thương lượng tâp thể sẽ ra sao?...

Trước thực tế này, việc hiểu đúng và đủ về những thông tin trong Dự thảo cũng như quan điểm của Ban soạn thảo đang là nguyện vọng chính đáng của nhiều người lao động trong xã hội.

Theo dantri