Chuyện kể tiếp về những mùa xuân đầu tiên của Đảng ta
Đã từ lâu, mỗi mùa xuân đến, đất nước ta, mọi nhà không chỉ rộn ràng chào đón một năm mới tốt lành mà đó còn là dịp bồi đắp, nhận thức lại một kí ức hào hùng của dân tộc: thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam trên đất Hương Cảng, Trung Quốc. Bài viết này chỉ là câu chuyện “kể tiếp” trong dòng kí ức bất tận ấy.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (2/1951). Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Thêm những sự kiện từ Trung Quốc
Tài liệu trong nước từ lâu cũng cho biết rằng, ngay đầu tháng 1/1930, vừa đến Thượng Hải, Bác Hồ đã viết mật thư lời lẽ như một cô gái hẹn gặp “tình nhân” là anh thủy thủ Nguyễn Lương Bằng, Người đã dẫn đồng chí Sao Đỏ đi dạo mấy phố, hỏi về tình hình sinh hoạt của công nhân ta làm việc trong nhà máy ôxy, tình hình anh em lính thủy, lính khố xanh, khổ đỏ cũng như bồi bếp, bà con buôn bán người Việt trong tô giới Pháp.
Tài liệu lịch sử của giới sử học Trung Quốc gần đây cũng làm rõ việc Bác Hồ liên lạc được với cơ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hồng Kông ra sao. Người đó là Nhiên Vệ Hoa, cán bộ của Tỉnh ủy Quảng Đông, được Bác tiếp ở trụ sở bí mật của Việt Nam Cách mạng đồng chí hội. Người đã thông báo cho Nhiêu Vệ Hoa, người bạn cũ khi hoạt động ở Quảng Châu những năm 20, sứ mệnh hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam và thành lập Đảng CSVN của mình. Đồng thời, chính Nguyễn Ái Quốc đã nhận được thông tin sự ủng hộ của ĐCS Trung Quốc trong sứ mệnh ấy.
Cuối tháng 1/1930, cũng là dịp tất niên âm lịch Kỷ Tỵ, Bác Hồ đã có cuộc trao đổi rất bổ ích với đồng chí Lý Phú Xuân và nữ đồng chí Thái Sương, đại diện chính thức của đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc tỉnh Quảng Đông. Để đảm bảo bí mật an toàn cho Hội nghị thống nhất thành lập Đảng, ta còn bố trí một nữ đồng chí đóng vai người nhà Nguyễn Ái Quốc, giúp việc thuê nơi ăn, nghỉ. địa điểm họp cho các đại biểu từ trong nước sắp sang.
Đồng chí Trịnh Đình Cửu, Bí thư lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng là một trong hai đại biểu chính thức của tổ chức này trong Hội nghị thành lập Đảng (cùng với Nguyễn Đức Cảnh) lịch sử ấy, khi còn sống năm 1990 đã kể rõ trong hồi ký Đi dự Hội nghị Hương Cảng: “Trước khi được triệu tập đi họp ở Trung Quốc, tôi có nói với anh Cảnh, cũng là đại biểu dự Hội nghị của ĐDCSĐ rằng, đồng chí thống nhất, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào” (câu này bác Cửu nói bằng tiếng Pháp...).
Tuy vậy, cũng lời Trịnh Đình Cửu: “Sau 5 ngày làm việc, tất cả mọi vấn đề tranh luận được giải quyết, các đại biểu nhất trí thông qua Nghị quyết thành lập ĐCSVN và các văn kiện của Hội nghị, các đại biểu đều tâm niệm lời căn dặn của đồng chí Nguyễn Ái Quốc: phải bỏ mọi thành kiến, phải đoàn kết, thống nhất, thống nhất lực lượng. Chiều ngày 7/2, ông Nguyễn làm một bữa liên hoan nhỏ để tiễn các đại biểu, các đồng chí, học trò của ông về nước”.
Với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một giai đoạn lịch sử mới của dân tộc bắt đầu.
Thư đề ngày 2/3/1930 của Nguyễn Ái Quốc: Tiếng sấm đầu tiên của ngọn trào cách mạng
Một trong những tư liệu mới của hồ sơ lưu trữ QTCS nói trên là bức thư đề ngày 2-3-1930. Thư Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, đến Mátxcơva ngày 26/3/1930. Trên đầu trang có ghi rõ bút tích văn phòng Bộ Phương Đông chuyển cho các nhân vật lớn” của QTCS: Stalin, Môngmútxô, Lôdốpxki, Vaxilieva...
Bức thư báo cáo này tràn ngập không khí náo nức của sự kiện lịch sử 3-2, đồng thời đầy ắp những thông tin quan trọng trong bước đi đầu tiên của Đảng ta: “Các đồng chí quý mến!
Tôi đã gửi các đồng chí lá thư mới đây, trong đó tôi nói về tình hình nội bộ Đảng, các đồng chí đã nhận được chưa?
Bây giờ xin báo cáo một số điểm:
1) Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đã hợp nhất dưới tên chung là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đã bầu ra BCH Trung ương lâm thời để điều hành công tác. Đảng thống nhất của chúng tôi hiện có 500 đảng viên và 40 chi bộ, một nửa trong số đó là các chi bộ xí nghiệp...
Vào thời gian này, còn xuất hiện nhóm cộng sản từ những phân tử tích cực của Đảng Tân Việt. Mặc dù nhóm này mới thành lập nhưng chúng tôi tin rằng, sớm hay muộn họ cũng sẽ thống nhất với chúng tôi...
2)Từ ngày 9/2 binh lính ở Yên Bái đã khởi nghĩa giết chết 5 sĩ quan Pháp, làm bị thương 6 tên khác. Việt Nam Quốc dân dàng tổ chức cuộc khởi nghĩa, nhưng họ lại không biết xây dựng một kế hoạch khởi nghĩa.
Đảng Cộng sản Việt Nam có biết sự chuẩn bị của họ, nhưng không biết thời điểm khởi sự. Vì vậy, Đảng đã không thể góp phần gì và đế quốc chủ nghĩa Pháp rất dễ dàng dập tắt cuộc nội dậy ấy”.
Bức thư này còn đề cập đến những cuộc bãi công lưu huyết” ở đồn điền Phú Riềng, đúng vào dịp thành lập Đảng, mùa Xuân năm 1930 với tâm trạng đầy phấn chấn.
Tuy thế, con đường đi tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) của Đảng và dân tộc ta không bằng phẳng, xuôi chiều.
Sau “trận ra quân đầu tiên” của Cao trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, lần đầu tiên “Công nông nắm tay nhau giữa trận tiền” (Báo Người lao khổ, Vinh, 9/5/1930) và thành lập chính quyền“kiểu Xô viết” ở Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, cách mạng Việt Nam đã phải chịu đựng cuộc “Khủng bố trắng” quyết liệt bậc nhất.
Thực dân Pháp đã dìm phong trào trong bể máu. Hàng trăm chiến sĩ Xô viết hy sinh trong các làng đỏ trước mũi súng và xe quân sự của thực dân Pháp. Hàng ngàn cán bộ, đảng viên bị bắt lưu đầy hoặc bị sát hại. Cơ sở Đảng, cơ sở của Công hội Đỏ từ Trung ương xuống các địa phương gần như vỡ hết.
Tổng Bí thư Trần Phú hy sinh ở Sài Gòn (4/1931), Nguyễn Phong Sắc bị xử bắn ở Vinh (5/1931), Nguyên Đức Cảnh lên máy chém ở Hải Phòng (7/1932) và ngày 6/6/1931 chính Nguyễn Ái Quốc với tên là Tống Văn Sơ cũng bị mật thám Anh bắt ở Hồng Kông...
Mùa xuân các năm 1932, 1933, 1934 lại là những thời điểm thử thách gay gắt nhất của Đảng ta lúc ấy.
Một trong những người cộng sản Việt Nam lúc đó là đồng chí Trần Cung, quê Thái Bình, đang ngồi tù tại Hỏa Lò (Hà Nội).
Vào dịp Tết Nguyên đán 1933, Trần Cung được giải nhất cuộc thi thơ do Ban lãnh đạo nhà tù Hỏa Lò tổ chức, Bài thơ có tựa đề “Sau phép Tết (dịp hiếm hoi tù nhân được nhận quà của người thân):
Ngao ngán khi bưng phép Tết nào,
Người về quê cũ, kẻ nhà lao.
- Xổ lồng, tháo cũi, bao giờ nhỉ?
Cái thú đoàn viên hẹn lúc nào!
Bằng những nỗ lực phi thường và với sự giúp đỡ của QTCS, những người cộng sản Việt Nam từng bước vượt qua giai đoạn thoái trào.
Ngay từ giữa năm 1932, Bộ Phương Đông QTCS đã chuẩn bị điều kiện thành lập Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng ta (trụ sở ở Thượng Hải, Trung Quốc) rút từ những đồng chí xuất sắc nhất vừa tốt nghiệp Đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Đồng thời, đã công bố Chương trình hành động của ĐCSĐD làm kim chỉ nam hoạt động.
Ở trong nước, cuối năm 1933, Xứ ủy Nam Kì được tái lập. Năm 1934 đến lượt Xứ ủy Trung Kì. Một số tỉnh ủy ở Lào và Campuchia cũng được xây dựng lại.
Ngày 14/6/1934, Ban lãnh đạo hải ngoại quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất vào mùa Xuân năm 1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).
Tại đại hội, Bản báo cáo của Ban lãnh đạo hải ngoại bằng tiếng Pháp, 8 trang chữ nhỏ, đề ngày 20-12-1934 với phụ chú tuyệt mật”, nét chữ của Hà Huy Tập, gửi từ Thượng Hải do Bộ Phương Đông, QTCS ký hiệu 495-154-676. .
Bản Báo cáo đề cập đến nhiều vấn đề then chốt của quá trình chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất sắp tới.
“Sau khi nêu vắn tắt tình hình chính trị - xã hội trong nước, Báo cáo cho biết sự khôi phục lực lượng rõ rệt của ĐCSĐD:
a) Bắc Trung Kì: Có 112 đảng viên ở Nghệ An, 83 ở Hà Tĩnh, các chi bộ lẻ tẻ ở Thanh Hóa, Quảng Trị, Huế... đang hình thành.
b) Nam Trung Kì: Quảng Nam tới Phan Thiết có 130 đảng viên, khu ủy cũng đã hình thành.
c) Bắc Kì: Xứ ủy đã được tổ chức ngày 25-10-1934 trong đó Cao Bằng có 201 đảng viên (có 160 người dưới 20 tuổi sẽ được tổ chức thành Thanh niên Cộng sản), Lạng Sơn: 25 đảng viên...”.
Bản Báo cáo cũng cho biết: “Khu ủy Tây Nam Kì đã thành lập từ năm 1933, có 70 đảng viên; Khu ủy lâm thời Đông Nam Kì cũng đã ra đời với 23 đảng viên.
Lào có 4 chi bộ với 18 đảng viên ở Viên Chăn, Thà Khẹt và cũng đã ra mắt Xứ ủy Lào ngày 9-9-1934. Campuchia mới có 5 đảng viên...”.
Như vậy, “Tổng số đảng viên của ĐCSĐD có khoảng 600 người, chưa thống kê được chính xác số chi bộ...”.
Về hệ thống báo chí của Đảng, Báo cáo đã cho biết những thông tin giá trị: Ban lãnh đạo hải ngoại có Tạp chí Bônsevích, Cờ Vô sản và Tạp chí Cộng sản (Liên Khu ủy Nam KG); Tấm gương chung và Thanh niên (Lào); Cờ đỏ Bắc KG); Người nông dân nghèo (Le paysan pauvre) của Nam Trung Kí; Giải Phóng (Tây Nam Ki); Lao động (Gia Đinh); Tranh đấu (Bến Tre); Búa liềm (Chợ Lớn); Cờ đỏ (Campuchia)...
Các tổ chức quần chúng như Thanh niên cộng sản, Hội nông dân, Hội phụ nữ... cũng đã được khôi phục ở nhiều nơi...
Riêng tổ chức Công hội đỏ (nguyên văn), Báo cáo này cho biết “Công tác đoàn thể trong công nhân còn yếu. Ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn mới có 60 hội viên, ở Trung Ki cũng chỉ có 10 hội viên ở Vinh, Bến Thủy. Bắc Ki, chưa tái lập được cơ sở Công hội đỏ. Ở Lào, tổng số cũng chỉ có 60 hội viên. Ban lãnh đạo hải ngoại chúng tôi đã có những biện pháp cụ thể phát triển và thống nhất tổ chức này”.
Tuy vậy, phong trào bãi công ở trong nước đã có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt ở Sài Gòn, có bãi công nhiều lần ở Ba Son (Arsenal), ở các đồn điền cao su, gây được tiếng vang.
Bản Báo cáo còn ghi nhận những dấu hiệu quan trọng khác: “Phong trào đấu tranh từ 8-1934 đã có tính cách quốc gia, mỗi khi có dịp kỉ niệm quốc tế, Đảng có chuẩn bị trước... Năm ngoái, các đồng chí Nam Kì lần đầu tiên tố nức kỉ niệm ngày thành lập các Xô viết An Nam (Nguyên bản - ĐQH) vào ngày 12-9. Năm nay, lễ kỉ niệm diễn ra trong cả nước (17 tỉnh)”.
Giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam cũng đã có “2 tuần lễ Đỏ trong nước từ 6-1 (thành lập Đảng) (trong nguyên văn - ĐQH), đến ngày 21/1 (ngày mất của Lênin)”. Trong “2 tuần lễ Đỏ”, Đảng nêu ra 6 nhiệm vụ: phổ biến thêm Chương trình hành động của ĐCSĐD, ủng hộ Đại hội Đảng lần thứ I và Đại hội VII QTCS sắp đến, Đấu tranh chống khủng bố trắng” và ủng hộ Liên Xô, cách mạng Trung Quốc...
Cuối cùng, Bản Báo cáo cũng đề cập đến nhiều vấn đề tư tưởng, tổ chức trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất sắp đến vào mùa xuân năm 1935.
Đó là những đề nghị quan trọng với QTCS về Đại hội đầu tiên của Đảng như: cho ý kiến về các văn kiện của Đại hội, đề nghị QTCS, ĐCS Pháp và Trung Quốc sớm cử đại diện ở Đại hội, đề nghị Bộ Phương Đông QTCS cho ý kiến về dự án “bãi bỏ Cơ quan Ban lãnh đạo hải ngoại, sau Đại hội, gửi tất cả số sinh viên Trường Đại học Phương Đông Mátxcơva (đã tốt nghiệp) về nước ngay v.v…
Và đây, thêm một mùa xuân nữa của Đảng
Mùa xuân năm 1940, Bác đã đến được Côn Minh, tỉnh lỵ của Vân Nam, nơi có đường xe lửa Điền - Việt qua Hà Khẩu, Lào Cai, thông với Hà Nội, Hải Phòng. Dọc tuyến đường sắt quan trọng này từ trước đã có cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương do Ban Hải ngoại của Đảng năm. Bác Hồ, vào cuối tháng hai, trong bộ âu phục Cổ cồn, thắt cà vạt với bí danh “ông Trần” đã bắt liên lạc được với đồng chí Vũ Anh, ngay tại hiệu dầu cù là Vĩnh An Đường ở Côn Minh. Chuyện đó thực sự quan trọng vì nó mở ra cả một chuyến khảo sát, móc nối toàn bộ lực lượng cách mạng Việt Nam dọc tuyến xe lửa Điền - Việt, đến cuối tháng 5-1940.
Cũng trong hồ sơ lưu trữ, chúng tôi tìm thấy một văn bản tên là Tư liệu về Đông Dương của Nguyên Ái Quốc, văn bạch thoại, nét chữ rất đẹp, nhận ra ngay nét chữ của Bác, một số tờ được kẻ thành cột dọc, có đầu dòng gửi Quốc tế Cộng sản, ngày viết 12/7/1940. Kèm theo là một bản dịch ra tiếng Nga, tên người dịch là Lý Tuân, dịch ngày 27/2/1942.
Đọc kỹ toàn bộ văn bản này, chúng ta có thể hiểu những suy nghĩ lớn của Nguyễn Ái Quốc kể từ khi Người quyết định rời Mátxcơva cuối tháng 10/1938, về đến Tây An, Quảng Tây, Quế Lâm (Trung Quốc).
Đặc biệt khi thế chiến bùng nổ và khi đã nối được liên lạc với Ban hải ngoại của Đảng, thì ý định về nước, chuyển hướng hoạt động mạnh ở vùng biên giới Việt - Trung đã nung nấu trong tâm can của Người. Đây quả là một tính toán thiên tài, không kém quyết định của Người ngày 5/6/1911, khi quyết định xuống tàu từ Sài Gòn qua Pháp.
Đây cũng là thời điểm mà những người đồng chí Trung Hoa của Người như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Ngũ Tu Quyền... có vai trò không nhỏ trong sự thành công của Người và của cách mạng Việt Nam nói chung.
Vào thời gian viết văn bản quan trọng này, theo nhà sử học Trung Quốc Hoàng Tranh, trong cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Nxb. Sao Mai, Quảng Tây, Trung Quốc, 1990) thì Bác Hồ có tên là Hồ Quang, đang ở Côn Minh, trong căn nhà số 67 đường Hoa Sơn Nam, một nhà xuất bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Có lẽ trong chính ngôi nhà đó, Bác Hồ đã viết văn bản đặc biệt này.
Sau khi đã trình bày vắn tắt với Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản những nét chủ yếu tình hình Đông Dương thái độ của các giai cấp xã hội, phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1930, Nguyễn Ái Quốc phân tích kỹ , hình nội bộ của Đảng ta từ khi thành lập đến đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là những đánh giá có tính dự báo của Người về tình thế cách mạng mới với Việt Nam. Bác cũng đã có những phân tích, quan điểm rất sáng suốt về bối cảnh quốc tế của cách mạng Đông Dương trong việc tính toán chính xác mưu đồ của các thế lực phát xít, quân phiệt (Nhật Bản) và cả những nước thực dân, nay là “Đồng minh” như Anh, Pháp...
Về phần cá nhân, chỉ một đôi câu tóm tắt, Người kín đáo trình bày những hoạt động của mình từ khi lĩnh sứ mệnh hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) đến lúc đó.
Dưới đây, chúng tôi xin trích dịch nguyên văn phần kết của văn bản.
Sau khi đưa ra những kết luận khá táo bạo rằng, thực dân Pháp “dù được cả Anh, Ý và Ai Cập cho phép hạm đội Viễn Đông, nhưng thực lực Pháp suy yếu ở Đông Dương.
Nước Đức để chống Anh, Mỹ cũng chia rẽ họ với Pháp, Hà Lan, còn Nhật Bản tuy mạnh cũng bị suy yếu bởi mặt trận Trung Quốc... Người đã kết luận:
“Nói tóm lại, những điều khách quan thực thuận lợi, những điều kiện chủ quan - Đảng chúng tôi - còn quá yêu. Nhưng tôi đã trình bày, Đảng chúng tôi qua 10 năm đã trải qua hai cuộc khủng bố trắng. Hiện tại, những cán PCF (Đảng Cộng sản Pháp) cựu, có kinh nghiệm của Đảng vẫn còn trong tù. Chính vì thế mà quần chúng bị hạn chế và chưa có thể vận dụng được cơ hội ngàn năm có một đó.
Chúng tôi cũng có những khả năng thay đổi tình thế đó, vượt qua những khó khăn và để làm được việc đó. cần giúp đỡ Đảng chúng tôi thực hiện sứ mạng lịch sử của mình. Đúng, chúng tôi có những khả năng như vậy.
Chừng nào chúng tôi chưa có đủ những điều kiện từ bên trong, chúng tôi rất cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nếu như chúng tôi có được những điều kiện sau:
Sự đi lại tự do ở biên giới.Một số vũ khí.Một số phương tiện (tiền bạc).Một số cố vấn.Thì chúng tôi sẽ thành lập những khu căn cứ chống Pháp - Nhật. Đó cũng là mong muốn trước mắt của chúng tôi. Đúng, nếu như làm được việc đó, lợi dụng được những mâu thuẫn giữa những chính quyền đế quốc, thành lập và mở rộng mặt trận thống nhất của các dân tộc bị áp bức, thì tương lai tươi sáng sẽ không còn xa với đất nước chúng tôi.
Rất mong các đồng chí giúp đỡ tôi giải quyết vấn đề đó.
Ngày 12 tháng 7 năm 1940”.
Quả thực những dự kiến thiên tài, tấm lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong con người Nguyễn Ái Quốc từ mùa xuân năm 1940 được đúc lại trong những lời như thế.