Nhen nhóm hòa bình ở Lybia
Ngày 20/2, Liên hợp quốc cho biết các bên tham chiến tại Libya đã nối lại đàm phán ở Geneva (Thụy Sỹ) nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn lâu dài. Niềm hy vọng được nhen nhóm có thể tránh được một thảm họa nhân đạo cho hàng triệu dân thường đã chịu quá nhiều đau khổ bởi chiến tranh.
Đàm phán được nối lại nhen nhóm hòa bình cho hàng triệu dân Syrya.
Có đàm phán vẫn bấp bênh
Giữa lúc chiến sự tiếp nối không có dấu hiệu có thể hòa giải tại đất nước Bắc Phi những ngày qua, thông điệp của người phát ngôn Phái bộ hỗ trợ Liên hợp quốc ở Libya (UNSMIL) Jean El-Alam “đàm phán một lần nữa lại diễn ra” làm cho hàng triệu dân thường Lybya vui mừng.
Nhưng giới quan sát quốc tế có mặt tại Lybya cho rằng có thể sự vui mừng diễn ra hơi sớm. Bởi chỉ 2 ngày trước, ngày 18/2, lực lượng quân đội miền Đông (LNA) do Tướng Khalifa Haftar lãnh đạo tuyên bố đã phá hủy một con tàu chở vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ ở cảng biển Tripoli.
Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) được quốc tế công nhận cho hay, LNA đã tấn công cảng biển trên bằng tên lửa đã đẩy nguy cơ chiến tranh tăng lên hơn bao giờ hết. Sau vụ tấn công, Hội đồng Tổng thống của GNA tuyên bố ngừng tham gia đàm phán về lệnh ngừng bắn do Liên hợp quốc tổ chức tại Geneva (Thụy Sỹ) và sẽ kiên quyết đáp trả vụ tấn công vào một thời điểm thích hợp.
Vụ việc trên được cho là hành động bạo lực mới nhất trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát thành trì của GNA được quốc tế công nhận. Cảng biển ở Tripoli vẫn duy trì các hoạt động nhập khẩu thực phẩm và các loại hàng hóa khác kể từ khi LNA khởi động chiến dịch đánh chiếm thành phố này hồi tháng 4/2019.
Cũng chỉ ít hôm trước, ngày 8/2, một nghị quyết ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Libya do Anh dự thảo - khẳng định, các bên xung đột ở Libya, gồm GNA và LNA phải nhanh chóng ký kết một thoả thuận ngừng bắn lâu dài, vô điều kiện.
Nghị quyết này có tên “2510” được Liên hợp quốc thông qua ngày 12/2 vốn cũng đề cập đến việc mời Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arab và Liên minh châu Âu tham gia giám sát hoạt động thực thi thoả thuận ngừng bắn nhưng cả GNA và LNA đều có các dấu hiệu không chịu tuân thủ.
Như vậy, một hy vọng hòa bình ở Lybya còn rất bấp bênh nếu tất cả các bên có lợi ích chung không cùng ngồi vào đàm phán và nhìn về một hướng.
Không tự quyết định được hòa bình
Trong khi các kêu gọi đàm phán hòa bình được Liên Hợp quốc phát đi, tình hình chiến sự ở Syria vẫn chưa hạ nhiệt bởi các bên liên quan có quan hệ mật thiết với GNA hay LNA.
Một quan chức Mỹ hôm 20/2 đã xác nhận Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gần đầy yêu cầu Mỹ triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot đến biên giới phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Syria. “Chúng tôi biết có đề nghị triển khai hệ thống Patriot nhưng chưa có quyết định và đề nghị đó được đưa ra gần đây”– vị quan chức trên nói với truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng ngày, Hãng tin Bloomberg dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho hay nước này đề nghị Mỹ triển khai 2 khẩu đội Patriot để có thể sẵn sàng đáp trả bất kỳ cuộc tấn công tương lai từ quân đội Syria được Nga hậu thuẫn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng tuyên bố chiến dịch quân sự của nước này nhằm đẩy lùi cuộc tấn công của Chính phủ Syria chống phe nổi dậy ở Idlib là “đương nhiên và chỉ là vấn đề thời gian”.
Cụ thể cho hành động này, hiện có khoảng 15.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria và ồ ạt tiến vào khu vực trong mấy ngày gần đây. Cũng theo nguồn tin, số lượng lớn biệt kích Thổ Nhĩ Kỳ đang sẵn sàng đổ bộ vào Syria, chuẩn bị lực lượng để có thể bắt đầu tiến hành cuộc tấn công chống chính quyền Syria bất kỳ lúc nào
Theo Reuters, về phía Nga, điện Kremlin cảnh báo một cuộc đụng độ giữa các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ là “viễn cảnh tồi tệ nhất” và Nga sẽ làm việc để ngăn chặn tình hình xấu hơn.
Dù không rõ lực lượng của Nga còn lại ở Syrya là bao nhiêu và nguy cơ xung đột giữa các lực lượng ủng hộ đối ngược nhau trên chiến trường không được dự báo trước, tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán các đàm phán hòa bình của quốc gia này không thể trong trạng thái “tự quyết”.
“Hòa bình có thể nhen nhóm với hàng triệu người dân Lybya nhưng nó cũng có thể bị dập tắt bất cứ lúc nào dẫn tới thảm họa nhân đạo trên diện rộng”– Hãng tin Reuters nhận định.