Lo ngại bệnh lao
Hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỷ người nhiễm lao, chiếm hơn 1/4 dân số thế giới. Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 15 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu với gần 130.000 ca mắc lao mới hàng năm, với khoảng 17.000 người chết mỗi năm và trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương đặc biệt.
Số người chết do bệnh lao vẫn tăng
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố, lao là căn bệnh truyền nhiễm hàng đầu trên thế giới, nguy hiểm như HIV/AIDS. Theo Bộ Y tế, hàng năm, ước tính có 17.000 trường hợp tử vong do bệnh lao tại Việt Nam. Mỗi năm, nước ta ghi nhận thêm 130.000 bệnh nhân mắc lao mới. Trong đó, 7.000 người nhiễm lao đồng thời với nhiễm HIV, hơn 5.000 trường hợp trong số đó được xác định nhiễm lao kháng đa thuốc, 6% trong số đó là nhiễm lao siêu kháng thuốc. điều trị lại.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung- Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng mỗi năm lao vẫn gây tử vong cho gần 2 triệu người trên thế giới và nguyên nhân chính là do vi khuẩn lao.
Ở Việt Nam, đến nay mỗi ngày vẫn có 46 người chết do lao. Gánh nặng bệnh lao ở Việt Nam đứng thứ 12 trong 20 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong hàng năm, trong đó có khoảng 510.000 phụ nữ. Con số tử vong này đã khiến lao trở thành một trong các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Trong khi đó, tình hình lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Riêng năm 2013, ước tính tỷ lệ mắc lao kháng đa thuốc toàn cầu là 3,5% trong số bệnh nhân mới và 20,5% trong số bệnh nhân.
PGS Nguyễn Viết Nhung cũng cho biết, hiện nay, Việt Nam xếp vào 11/30 nước có tỷ lệ bệnh nhân lao kháng thuốc cao. Ông Nhung cho biết, trước đây Việt Nam chưa có thuốc chữa và chưa có nhiều thông tin về căn bệnh này nhưng hiện nay người bệnh lao kháng thuốc, kể cả bệnh nhân siêu kháng thuốc cũng đã có phác đồ điều trị.
Điều trị lao không liên tục còn có hại hơn là không điều trị
Theo báo cáo của Chương trình chống lao quốc gia, những năm qua công tác phát hiện nguồn lây vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, hiểu biết của người dân về bệnh lao và cách phòng chống còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Một điểm khó khăn nữa là công tác này chưa được xã hội hóa cao; kinh phí cho hoạt động của chương trình phòng chống lao còn hạn chế… Ngoài ra, những bệnh nhân tự ý bỏ điều trị có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, tình trạng lao kháng thuốc tăng mạnh chủ yếu do người bệnh điều trị không đúng theo chỉ định của các bác sĩ.
Được biết, phác đồ điều trị cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc trước kia kéo dài là từ 20-24 tháng khiến nhiều bệnh nhân nản. PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết hiện nay Việt Nam đã áp dụng phác đồ mới điều trị bệnh lao kháng thuốc, thời gian điều trị được rút ngắn chỉ còn 9 tháng,... cũng khẳng định, chi phí điều trị phác đồ mới, không tốn kém bằng phác đồ cũ. Chi phí điều trị của phác đồ chín tháng, số thuốc mua sẽ ít hơn (tất nhiên có một số loại thuốc mới) giá thành rẻ hơn phác đồ hiện tại. Điều quan trọng nhất là số ngày điều trị thấp hơn, tiết kiệm được chi phí gián tiếp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang soạn thảo thông tư hướng dẫn chi phí bảo hiểm y tế cho những người nghi lao. Theo đó, tất cả dịch vụ, xét nghiệm, khám phát hiện lao sẽ được bảo hiểm y tế chi trả.
Theo PGS.TS Lê Văn Hợi (PGĐ Bệnh viện Phổi trung ương, các dấu hiệu nhận biết của bệnh bao gồm: Ho dai dẳng, ho mãi mà không hết. Ho mà không có triệu chứng như đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi. Ho nặng về sáng và chiều tối. Sốt do lao ít khi sốt cao. Thường sốt nhẹ, dai dẳng và diễn ra vào chiều tối. Sốt không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Tức là đã dùng thuốc hạ sốt vài ngày cho đến 1 tuần nhưng không thuyên giảm. Người bị bệnh lao có đặc điểm là mệt mỏi, ăn kém lại do rối loạn quá trình trao đổi khí ở phổi nên bị gầy sút cân. Gầy sút cân do lao diễn ra từ từ, vài tuần cho đến vài tháng. Đi kèm là hiện tượng gầy yếu và da xanh. Khạc đờm thường là ra đờm đặc và khó khạc. Không giống những bệnh phổi khác, đờm do lao thường đặc, hay xuất hiện vào sáng sớm và có thể có vết máu cũ. Do chảy máu hoặc do rối loạn đông máu. Ho ra máu. Ban đầu chỉ là ho ra vệt máu cũ. Nhưng sau thì người bệnh khạc ra máu tươi. Số lượng ban đầu có thể không nhiều nhưng ho nhẹ là ra. Ho ra máu thường xuất hiện vào đêm gần sáng và vào buổi sáng. Ho ra máu nặng lên khi người bệnh uống nước chè hay là hút thuốc. Có thể ộc ra máu tươi luôn.
PGS.TS Lê Văn Hợi nhấn mạnh: Khi có các triệu chứng trên nên đi soi đờm hoặc thử phản ứng miễn dịch với vi khuẩn lao đều dương tính. Hai xét nghiệm này rất đơn giản, hầu như mọi bệnh viện đa khoa và chuyên khoa lao và bệnh phổi đều có. Thêm nữa, điều trị lao không liên tục còn có hại hơn là không điều trị. Mà không điều trị thì chắc chắn sẽ dấn đến tử vong sớm.
Một điều đáng lo ngại nữa là số trẻ em mắc lao bắt đầu tăng nhanh, nhưng lại không được điều trị kịp thời do chính sự chủ quan của các bậc phụ huynh. Theo bác sĩ Trần Ngọc Đường, Khoa Nhi - BV Phạm Ngọc Thạch (TP Hồ Chí Minh), mỗi năm Khoa Nhi điều trị cho khoảng 550 - 620 trẻ mắc lao, trong đó phổ biến nhất vẫn là lao phổi, chiếm 60% tổng số ca mắc. Trẻ mắc lao thường có nguồn lây nhiễm từ người thân đã bị mắc lao.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu công tác phòng chống lao nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức, được sự chung tay của các cấp, các ngành và của cả công đồng, mục tiêu loại bỏ bệnh lao vào năm 2030 hoàn toàn có thể thực hiện được. Ngoài ra công tác truyền thông về phòng chống bệnh lao cần phải có những bước đột phá hơn nữa, vận động các cấp chính quyền và cộng đồng tham gia làm sao phát hiện sớm và nhiều nhất các trường hợp lao, điều trị, quản lý với kết quả cao, kể cả lao thường và lao kháng thuốc.
Theo Bộ Y tế , Việt Nam đứng thứ 14/30 nước trên thế giới có số bệnh nhân mắc lao, đứng thứ 11/30 so với các nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc. Việc điều trị lao phải được tiến hành ngay, càng sớm càng tốt. Trong điều trị lao có 4 nguyên tắc cần nhớ: đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian và liên tục. Tuyệt đối không được ngắt quãng dù chỉ 1 ngày. Vì đó là khoảng thời gian mà vi khuẩn lao hồi phục và tấn công trở lại. Thường điều trị chia làm 2 đợt, đợt tấn công, thường gồm 4 thuốc và đợt duy trì, thường gồm 2 thuốc.