Nhiều điểm sáng hồi phục thị trường bất động sản sau đại dịch Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường bất động sản (BĐS) “tê liệt”, nền kinh tế chung của đất nước hoàn toàn “ngưng trệ”. Nhiều dự án BĐS tạm dừng thi công, giá giảm sâu, thanh khoản đóng băng, đa phần các công ty lao đao vì dịch. Tuy nhiên, tình hình dịch sớm được kiểm soát, cùng nhiều giải pháp đột phá của các doanh nghiệp trong ngành được giới đầu tư đánh giá là những điểm sáng phục hồi cho thị trường nửa cuối năm 2020.
BĐS “ngủ đông” nhưng không giảm giá
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VARS chia sẻ có ba lý do khiến mọi hoạt động của thị trường BĐS bị “tê liệt”, số lượng giao dịch chỉ đạt tương đương khoảng trên 10% so với cùng kỳ những năm trước. Thứ nhất là do “nút thắt” liên quan đến quy định của pháp luật khiến nhiều dự án vướng phải vấn đề pháp lý, làm nguồn cung BĐS giảm mạnh từ năm 2019. Thứ 2 do năm nay Tết đến sớm và kéo dài, và thứ 3 là do dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài nhiều tháng.
Đồng thời, ông Đính cũng nhận định tình trạng “ngủ đông” của thị trường giao dịch BĐS, đặc biệt là BĐS nghỉ dưỡng vẫn sẽ tiếp diễn trong quý II/2020. Cùng thời điểm này, dự báo thị trường căn hộ ở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn có giao dịch nhưng không nhiều, chủ yếu ở phân khúc bình dân, trung cấp, do nhu cầu nhà ở của người dân vẫn cao.
"Số lượng nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đủ điều kiện gia nhập thị trường cũng không có nhiều. Ở mỗi địa phương có thể có tổng số dự án mới chỉ đạt ở mức một con số. Hàng hóa chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn từ trước", ông Đính cho hay.
BĐS thời điểm Covid-19 “ngủ đông” nhưng chưa thực sự khủng hoảng
Chính vì những lý do trên, mặc dù thị trường vô cùng “trầm lắng” do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều chủ đầu tư và sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án, khoảng 50% sàn giao dịch phải đóng cửa, nhiều môi giới BĐS thất nghiệp, tuy nhiên, giá bán chung các sản phẩm BĐS vẫn không có sự sụt giảm so với Quý IV năm 2019.
Việc nhận được gói hỗ trợ từ Chính phủ cũng giúp các doanh nghiệp BĐS giảm bớt áp lực phải xả hàng nhanh để thu hồi vốn. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng đang “án binh bất động” chờ diễn biến của thị trường, thay vì bán tháo để cắt lỗ như nhiều người hi vọng.
Có thể nói, thị trường BĐS nói chung có khó khăn và ngừng trệ, nhưng chưa thực sự khủng hoảng, và còn nhiều “đất diễn” để các doanh nghiệp BĐS đưa ra những giải pháp sáng tạo cho sự phục hồi.
Những điểm sáng phục hồi cho thị trường BĐS nửa cuối năm 2020
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và thị trường BĐS, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang hoạt động “bán hàng online” để duy trì kết nối với khách hàng.
Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Vinhomes đã ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinhomes online, cho phép khách hàng đặt chỗ trực tiếp và trao đổi với nhân viên tư vấn qua email hay ứng dụng liên lạc hiện đại để “chốt căn”. “Livestream bán hàng” là một hình thức cũ mà mới trong lĩnh vực BĐS được CenGroup áp dụng triệt để trong thời gian dịch bệnh cách ly, khi mọi sự kiện mở bán buộc phải dừng lại.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhanh nhạy của Chính phủ là một trong những điểm sáng phục hồi cho thị trường BĐS nửa cuối năm 2020. Các chuyên gia đều nhận định, sau đợt “chững dài” lần này, thị trường BĐS sẽ bật trở lại nhanh nhất là sau khi các doanh nghiệp BĐS được bổ sung vào danh sách các đối tượng được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ về hoãn lùi thời gian nộp thuế, tiền sử dụng đấy theo đề xuất trước đó của Bộ Tài chính.
Thị trường BĐS có dấu hiệu hồi phục dần hậu Covid-19 nhờ những chính sách và giải pháp sáng tạo (Hình minh họa tiện ích dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né).
Cùng với đó, về phía doanh nghiệp, Apec Group bất ngờ tung ra chính sách bán hàng đột phá hậu Covid-19: Ân hạn nợ gốc vô thời hạn với tất cả các sản phẩm đầu tư của doanh nghiệp như căn hộ khách sạn, văn phòng cho thuê, boutique hotel, shophouse, …. Theo đó, khách hàng chỉ cần thanh toán đủ 50% giá trị căn hộ (GTCH) khi nhận bàn giao nhà, 50% còn lại khách hàng được phép thanh toán … không thời hạn. Lãi suất hàng tháng khách hàng cần trả cho 50% GTCH còn lại là 7.5%.
Chính sách này của Chủ đầu tư Apec Group tạo nên làn sóng tranh luận khá lớn trong cộng đồng các sàn giao dịch BĐS. Lấy sản phẩm căn hộ khách sạn tại Apec Mandala Wyndham Mũi Né làm ví dụ, giá trị căn hộ dao động khoảng 1 tỷ đồng. Khách hàng chỉ cần thanh toán trước 50% GTCH tính đến thời điểm bàn giao vào khoảng 1/2021 là đã được nhận nhà và khai thác đầu tư. 50% GTCH còn lại được phép trả bất cứ lúc nào, và hàng tháng cần trả lãi suất chỉ 3,5 triệu đồng.
Công trường thi công dự án căn hộ khách sạn Apec Mandala Wyndham Mũi Né của Apec Group.
Đánh giá theo hướng tích cực, đây là một chính sách hấp dẫn với đa phần các nhà đầu tư, giải quyết vấn đề dòng tiền đầu tư cho khách hàng hậu Covid-19, thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng các giao dịch trên thị trường BĐS và toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách này cũng mở ra cơ hội cho giới trẻ có số vốn ít, “dấn thân” vào lĩnh vực đầu tư BĐS và sớm bứt phá khỏi vùng an toàn. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đa nghi đặt ra câu hỏi là chỉ với 50% GTCH và khoản lãi quá ít ỏi hàng năm, Apec Group liệu có đủ sức “chống cự” và xoay sở với hàng loạt dự án BĐS đang trong giai đoạn thi công như hiện nay hay không?
Theo tìm hiểu của phóng viên, Apec Group nhận được sự tài trợ của nhiều tổ chức tài chính và quỹ đầu tư lớn như Lurcen Capital, AFDV và các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài. Đây là nguồn vốn đảm bảo để doanh nghiệp triển khai phần lớn dự án BĐS nghỉ dưỡng trên cả nước.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng hoạt động trên các lĩnh vực giáo dục, khách sạn, du lịch, tài chính, … với đa dạng nguồn doanh thu, đảm bảo nền tài chính vững chắc cho những chính sách BĐS đột phá.