Phát động Chương trình đánh giá, công bố DN bền vững 2020
“SCI không chỉ dừng lại ở 127 chỉ số, mà đó chính là công cụ quản trị DN một cách khoa học, hiệu quả, xây dựng dành riêng cho DN Việt Nam, đặc biệt là DN vừa và nhỏ”, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh tại Lễ Phát động Chương trình Đánh giá, công bố DN bền vững tại Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam tổ chức sáng 26/5 tại Hà Nội.
Quang cảnh lễ phát động.
Ban Tổ chức chương trình cho biết, năm 2020, Chương trình sẽ tiếp nhận hồ sơ của DN ở mọi quy mô, lĩnh vực trên toàn quốc, thông qua hình thức nộp hồ sơ bản cứng hoặc khai trực tuyến và không thu bất kỳ khoản phí nào từ DN. Các DN tham gia chương trình sẽ công
CSI 2020 đã được VBCSD – VCCI cùng các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nghiên cứu, cập nhật nhiều điểm mới để phù hợp với những yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã ký kết gần đây (như CPTPP, EVFTA) cũng như các thay đổi quan trọng trong các chính sách quản lý về lao động và môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hoạt động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được đơn giản hóa và lồng ghép vào Bộ Chỉ số CSI 2020.
Phát biểu tại Lễ phát động, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD chia sẻ: Chương trình Đánh giá, công bố DN bền vững tại Việt Nam không chỉ dừng lại ở một cuộc thi để chấm điểm và trao giải, mà hơn hết qua đó, VCCI – VBCSD mong muốn có thể thay đổi tư duy và cách thức kinh doanh vì lợi ích trước mắt bằng tư duy “kinh doanh nhân văn, lợi ích kinh tế hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong dài hạn”. Theo ông Lộc, CSI không chỉ dừng lại ở 127 chỉ số mà đó chính là công cụ quản trị DN một cách khoa học, hiệu quả, được xây dựng dành riêng cho DN Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. CSI giúp DN cụ thể hóa lộ trình thực hiện phát triển bền vững, trả lời câu hỏi của rất nhiều DN Việt Nam hiện nay: “DN phát triển bền vững là gì? Muốn phát triển bền vững, DN cần làm gì?”.
Cũng theo ông Lộc, năm 2020, đại dịch Covid-19 đã hé lộ những lỗ hổng trong hoạt động quản trị và vận hành kinh tế, qua đó cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, Chương trình và Bộ chỉ số SCI cho thấy vai trò và ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội hết sức quan trọng. Càng nhiều DN áp dụng Bộ chỉ số CSI, hoạt động quản trị của DN càng trở nên chuyên nghiệp, bài bản hơn, từ đó giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng chống chọi và phục hồi trong mọi kịch bản.