Hành động vì thiên nhiên
Năm 2020, chủ đề Ngày Môi trường thế giới (5/6) được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) lựa chọn là “Hành động vì thiên nhiên” (Time for Nature).Ở đó có sự kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Năm 2020 là một năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Thiên nhiên đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của con người. Cung cấp oxy cho chúng ta thở, nước sạch cho chúng ta uống, đất đai màu mỡ cho sản xuất thực phẩm để duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật.
Thiên nhiên cũng cho phép các nhà nghiên cứu y tế những hiểu biết về sinh lý con người, cung cấp các hợp chất để sản xuất và phát triển thuốc chữa bệnh. Thiên nhiên là nền tảng của hầu hết các ngành công nghiệp và sinh kế con người.
Thiên nhiên thậm chí còn giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng cách lưu trữ cacbon và điều tiết lượng mưa cục bộ.Sự sống trên trái đất không thể thực hiện được nếu không có các dịch vụ từ thiên nhiên.
Nhưng đi cùng với sự gia tăng nhu cầu, con người đã đẩy thiên nhiên vượt quá giới hạn của nó.
Theo Báo cáo đánh giá toàn cầu về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thực hiện, trong 50 năm qua, dân số loài người đã tăng gấp đôi, nền kinh tế toàn cầu tăng gấp 4 lần, thương mại toàn cầu tăng khoảng 10 lần. Nhu cầu của con người đã vượt 1, 6 lần giới hạn của các dịch vụ thiên nhiên của Trái đất có thể cung cấp mỗi năm.
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng xứng đáng là “lá phổi xanh” vùng Tây Nam Bộ, Việt Nam.
Đặc biệt, trong những tháng vừa qua, dịch Covid-19 đã chỉ ra một thực tế rằng, khi chúng ta phá hủy đa dạng sinh học, chúng ta đã phá hủy hệ thống hỗ trợ cuộc sống của con người. Bằng cách làm đảo ngược sự cân bằng vốn có của tự nhiên, chúng ta đã vô tình tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự lây lan của mầm bệnh, bao gồm cả virus Corona.
Con người có mối liên hệ mật thiết với thiên nhiên. Nếu chúng ta không chăm sóc cho thiên nhiên, thì chúng ta không thể chăm sóc cho bản thân.
Chính vì vậy, bây giờ là thời khắc chúng ta phải dành cho thiên nhiên, hành động vì thiên nhiên.
Sau các cuộc họp với các thành viên Liên hợp quốc trong Công ước về Đa dạng sinh học, UNEP và các đối tác thành viên đã đề xuất chương trình hành động “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021 - 2030)”, đây là sáng kiến toàn cầu nhằm khôi phục mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
UNEP cũng đang tiến hành làm việc với các nhà lãnh đạo thế giới để phát triển Khung Đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020 nhằm hiện thực hóa tham vọng Tầm nhìn 2050 về sống hòa hợp với thiên nhiên của con người.
Đa dạng sinh học có thể được xem là một mạng lưới phức tạp, trong đó mỗi thành phần lại phụ thuộc lẫn nhau.
Nhưng chúng ta đều hiểu rằng, sống hòa hợp với với thiên nhiên chỉ có thể đạt được nếu chúng ta đảo ngược các tác động tiêu cực của mất đa dạng sinh học và thực hiện đầy đủ Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Đó cũng là mục đích để các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới năm 2020 cần phải góp phần xây dựng và đoàn kết cộng đồng trên toàn thế giới hành động vì sự thay đổi tích cực đó.
Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay được UNEP lựa chọn là “Hành động vì thiên nhiên”.Ở đó có sự kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Các sự kiện quốc tế kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới năm nay sẽ được tổ chức tại Colombia, quốc gia nằm ở khu vực Nam Mỹ với dân số khoảng 48 triệu người.
Colombia là một trong số các nước có tính đa dạng sinh học cao của thế giới, với hơn 51 nghìn loài động thực vật. Nơi đây có nhiều loài chim và hoa lan lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về sự đa dạng của thực vật, các loài bướm, cá nước ngọt và động vật lưỡng cư, với trên 300 kiểu hệ sinh thái, trong đó có nhiều hệ sinh thái nguyên sinh đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
Ước tính có khoảng 8 triệu loài trên trái đất: từ thực vật, động vật đến các nấm và vi khuẩn, các hệ sinh thái và sự đa dạng về di truyền.
Theo UNEP, năm nay là một năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động nhằm phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời đây là thời điểm mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất của chúng ta.
Đa dạng sinh học mô tả sự đa dạng của sự sống trên hành tinh. Ước tính có khoảng 8 triệu loài trên trái đất: từ thực vật, động vật đến các nấm và vi khuẩn, các hệ sinh thái và sự đa dạng về di truyền.
Đa dạng sinh học có thể được xem là một mạng lưới phức tạp, trong đó mỗi thành phần lại phụ thuộc lẫn nhau. Khi một thành thành phần bị thay đổi hay biến mất sẽ dẫn tới sự sụp đổ của toàn hệ thống và điều này có thể tạo ra những tác động tiêu cực.