Tin vắn quốc tế (7/6)
Khi nước hồ được rút đi, ngôi làng từng bị nhấn chìm dưới 34 triệu mét khối nước nổi lên với các cấu trúc gần như nguyên vẹn, bao gồm nhà đá, cầu, nghĩa trang và nhà thờ.
Ngôi làng bất ngờ nổi lên giữa lòng hồ. Đó là ngôi làng cổ Fabbriche di Careggine ở vùng Tuscany (tỉnh Lucca, Italy) từng bị nhấn chìm vào năm 1946 để xây dựng đập thủy điện và hồ Vagli. Ngôi làng này đã chính thức biến mất kể từ năm 1994, khi dân làng được chuyển tới Vagli di Sotto, một thị trấn ven hồ mới. Khi nước hồ được rút đi, ngôi làng từng bị nhấn chìm dưới 34 triệu mét khối nước nổi lên với các cấu trúc gần như nguyên vẹn, bao gồm nhà đá, cầu, nghĩa trang và nhà thờ. Theo giới chức địa phương, việc hồ Vagli cạn nước chỉ xảy ra 4 lần (vào các năm 1958, 1974, 1983 và 1994) kể từ khi ngôi làng cổ bị nhấn chìm. Năm 2015, Mario Puglia, Thị trưởng Vagli di Sotto khi đó, kêu gọi rút cạn nước hồ để ngôi làng cổ được khôi phục thành một địa điểm du lịch, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, tới nay nó mới dần thành hiện thực.
Thị trấn ngầm trong lòng đất. Đó là Coober Pedy, thủ phủ đá opal (ngọc mắt mèo) của thế giới nằm dưới lớp đá sa thạch ở Australia. Đây là một thế giới ngầm đặc biệt giúp con người tránh nóng ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C vào mùa hè. Thị trấn bắt đầu được xây dựng từ năm 1915 bởi những người tìm vàng: Họ đào sâu xuống lòng đất, dựng nhà để tránh cái nóng. Theo thời gian, những ngôi nhà xây dựng theo dạng hầm trú ẩn đã trở thành một khu dân cư nhộn nhịp dưới lòng đất. Cho tới năm 1981, người ta xây khách sạn đầu tiên trong lòng đất để hấp dẫn du khách trải nghiệm trong những căn phòng tăm tối, nhưng đầy đủ tiện nghi dưới lòng đất. Thị trấn ngầm Coober Pedy luôn có một khí hậu lý tưởng 24 độ C, độ ẩm 20% dù ban đêm hay ban ngày. Hiện có khoảng 2000 người sống ở đây, đủ để thấy độ hấp dẫn của nó.
Nguồn nước kéo dài tuổi thọ. Thung lũng Hunza nằm ở độ cao hơn 200 mét ở phía bắc Pakistan và là nơi có những người sống lâu nhất hành tinh. Người Hunza khỏe mạnh và hầu như không có bệnh tật. Người Hunza uống nước trực tiếp từ các dòng sông băng ở dãy Himalaya. Đó là nguồn nước tươi mới khiến họ sống lâu và không bệnh tật. Người dân nơi đây thường sống đến 120 tuổi, có sức khỏe tốt, hầu như không bị ung thư, các bệnh thoái hóa, sâu răng hay loãng xương. Theo Tiến sĩ người Romani Henri Coanda, cha đẻ của động lực học chất lưu và là người giành giải Nobel ở tuổi 78, thì nguồn nước ở đây cung cấp những lợi ích sức khỏe mà các loại nước khác không có.
“Tất nhiên việc họ sống lâu còn do ăn các loại thực phẩm thiên nhiên, chứ không phải chỉ do nguồn nước”, Tiến sĩ H.Coanda nói.