Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực

N.KhánhẢnh: Quang Vinh 13/06/2020 11:16

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhiều cơ quan báo chí, nhiều phóng viên đã có thông tin, phản ánh sinh động, với nhiều cách tiếp cận và phản ánh đa dạng, chính xác, góp phần cổ vũ, động viên các cơ quan pháp luật điều tra, xử lý có hiệu quả, tạo hiệu ứng dư luận xã hội tích cực, lan tỏa tới các tầng lớp nhân dân.

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại Hội nghị.

Sáng 13/6, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị “Gặp mặt, tuyên dương, Người làm báo tiêu biểu”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chứcTrung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và nhiều lãnh đạo cấp cao đã đến dự.

Hội nghị đã vinh danh 187 nhà báo, trong đó có 7 nhà báo lão thành cách mạng. Đó là những nhà báo có đóng góp rất lớn cho nền báo chí nước nhà.

Tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng bày tỏ sự xúc động vì được gặp mặt, tôn vinh các nhà báo lão thành - những người cả cuộc đời đã gắn liền sự nghiệp báo chí cách mạng. Đó là Nhà báo Thái Duy, 94 tuổi, người tham gia báo Cứu Quốc (nay là báo Đại Đoàn Kết) ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, là phóng viên mặt trận, đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc, tác giả của tác phẩm truyện ký “Sống như Anh” - cuốn sách gối đầu giường của biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam.

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 1

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng chào mừng các đại biểu dự Hội nghị.

Tự hào tiếp nối truyền thống vẻ vang của thế hệ đi trước, rất nhiều những nhà báo hôm nay đã và đang nỗ lực phấn đấu để góp sức mình sự nghiệp báo chí cách mạng. Đó là nhà báo Trần Thị Ngân Triều, 34 tuổi, phóng viên, biên tập viên Phòng Thời sự, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, người lăn lộn thâm nhập thực tiễn, không né tránh những đề tài khó gai góc, bám sát hơi thở cuộc sống xã hội. Trần Thị Ngân Triều đã có nhiều phóng sự nóng hổi về đời sống công nhân, đấu tranh với các hiện tượng gian lận trong kinh doanh xăng dầu.

Đó là nhà báo trẻ Phan Ý Linh, 29 tuổi, biên tập viên Trung tâm Sản xuất các chương trình giáo dục của Đài Truyền hình Việt Nam đã đạt rất nhiều giải thưởng có uy tín về báo chí, điện ảnh trong nước và đạt giải quốc tế như Giải Nhất ABU - Hiệp hội phát thanh truyền hình Châu Á Thái Bình Dương năm 2019 cho Phim tài liệu “Anh em”; Giải A Báo chí Quốc gia Vì sự nghiệp Giáo dục 2018.

Có thể nói, rất nhiều những nhà báo đã không ngại khó khăn, thử thách, hăng hái đến những vùng biên giới, hải đảo xa xôi kịp thời tuyên truyền, cổ vũ, động viên nhân dân, bám rừng, bám biển bảo vệ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Rất nhiều nhà báo dũng cảm, dấn thân thâm nhập vào những điểm nóng, vượt qua gian nguy và những cám dỗ vật chất để mang đến cho độc giả, người xem những thông tin chân thực nhất, những loạt tin, bài nóng hổi, những phóng sự điều tra bóc trần các đường dây tội phạm ma túy, buôn bán người, gian lận thương mại; những phóng viên, nhà báo đi vào tâm bão để có những phóng sự chân thực nhất về cuộc sống khó khăn của người dân bị thiên tai, địch họa, dịch bệnh...

Thậm chí, nhiều nhà báo đã mãi mãi ra đi trong quá trình tác nghiệp ngay trong thời bình.

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 2

Quang cảnh Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cho rằng, đất nước bước vào thời kỳ đi lên CNXH, chúng ta tự hào có nhiều nhà báo, bằng tâm huyết, trí tuệ và tấm lòng cao cả, đầy trách nhiệm với Đảng, với Tổ quốc, đã dày công nghiên cứu, tìm tòi trong thực tiễn để có những tác phẩm báo chí có giá trị cao, góp phần giải quyết kịp thời những bức xúc về kinh tế - xã hội, tháo gỡ những điểm nghẽn, cổ vũ, động viên những người dám nghĩ, dám làm; góp sức với Đảng hình thành đường lối đổi mới, tạo cơ sở để đất nước bước vào thời kỳ phát triển quan trọng.

Đặc biệt, theo ông Trần Quốc Vượng, từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được Đảng, Nhà nước ta triển khai quyết liệt hơn với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ", nhiều cơ quan báo chí, nhiều phóng viên đã có thông tin, phản ánh sinh động công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng với nhiều cách tiếp cận và phản ánh đa dạng, chính xác, góp phần cổ vũ, động viên các cơ quan pháp luật điều tra, xử lý có hiệu quả, tạo hiệu ứng dư luận xã hội tích cực, lan tỏa tới các tầng lớp nhân dân.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị, các nhà báo tiếp tục noi gương Bác- một nhà báo lớn về phong cách và đạo đức làm báo. Đội ngũ những người làm báo phải là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ nền tảng, tư tưởng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch, nhất là những thông tin sai trái trên internet, mạng xã hội.

Các nhà báo cần không ngừng học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển không ngừng. Các cơ quan chỉ đạo, quản lý, cơ quan hội, cơ sở đào tạo báo chí cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị nghề nghiệp và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ người làm báo.

Đồng thời, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cần tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí theo phương châm chủ động, nhạy bén, kịp thời và thuyết phục.

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 3

Các đại biểu trò chuyện, trao đổi tại Hội nghị.

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 4

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 5

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 6

Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trao Bằng khen vinh danh các nhà báo.

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 7

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 8

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trao Bằng khen vinh danh các nhà báo.

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 9

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 10

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 11

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 12

Các đại biểu tham quan gian trưng bày báo chí.

Báo chí không ngừng lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực - 13

Tiết mục biểu diễn văn nghệ chào mừng Hội nghị.

N.KhánhẢnh: Quang Vinh