Ngành thép đối diện khó khăn kép
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, ngành thép sẽ còn phải đối diện khó khăn thời kỳ hậu dịch Covid-19. Không chỉ lao đao vì dịch, thép xuất khẩu còn đối diện với hàng loạt các vụ kiện phòng vệ thương mại khi ra thị trường thế giới, “khó chồng khó”.
Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết ngành thép tiếp tục đối mặt với khó khăn giai đoạn hậu Covid-19. Xuất khẩu thép trong quý I của năm 2020 chỉ đạt được khoảng 1,28 triệu tấn, con số này là giảm đến 25% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nếu tính riêng tháng 4/2020, xuất khẩu thép trong tháng chỉ đạt xấp xỉ 262.000 tấn, giảm đến 37,99% so với tháng trước.
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của ngành này sẽ khả quan hơn bắt đầu giữa quý 2/2020, khi dịch bệnh đã được kiểm soát ở thị trường nội địa, bên cạnh đó các chính sách cùng gói đầu tư công sẽ được triển khai giúp thị trường khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, đối với thị trường xuất khẩu, việc hồi phục phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của các nước khu vực Đông Nam Á - thị trường đang chiếm đến 60% tổng lượng thép xuất khẩu và 57,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hiện nay.
Theo VSA, dịch bệnh tấn cônghầu hết các ngành sản xuất, làm tắc nghẽn thị trường , không lưu thông được hàng hóa. Hầu hết các công trường, công trình xây dựng có sử dụng đến mặt hàng thép đều tạm ngừng thi công. Gần như cả quý I của năm nay, các giao dịch liên quan đến thép đều ngưng trệ. “Kể từ khi dịch bệnhxuất hiện tại Trung Quốc, xu thếgiá thép trên thị trường thế giới đixuống kéo theo giá thép trongnước cũng giảm sâu” - Hiệp hội thép cho hay. Nhiều DN trong ngành cho biết, DN muốn bán được hàng thì phải hạ giá xuống rất sâu so với giá chung của thị trường, như vậy khác nào chịu thua lỗ. Thế nhưng, kể cả chịu lỗ, lượng tiêu thụ vẫn rất khó.
Không chỉ gặp khó khăn vì dịch Covid-19, thép xuất khẩu cũng đang phải đối diện với hàng loạt các rào cản phi thuế quan khi bước chân ra thị trường thế giới. Thép Việt là ngành vướng nhiều nhất vào các vụ kiện phòng vệ thương mại tại nhiều thị trường như Hoa Kỳ, Malaysia, Canada, Australia và thậm chí cả Thái Lan cũng đã sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép Việt Nam. Theo đó, trong những tháng đầu năm 2020, các sản phẩm thép xuất khẩu của ta liên tục bị các thị trường nói trên đưa vào diện “tình nghi” và khởi xướng điều tra về chống bán phá giá hoặc chống lẩn tránh thuế.
Theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), trong số 22 vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất với 6 vụ, chiếm tỷ lệ 30%.
Theo các chuyên gia ngành thép, khó khăn vì dịch Covid-19 cùng với những rào cản về phòng vệ thương mại khiến cho các DN ngành thép chịu áp lực kép.
Chia sẻ về những khó khăn mà DN đang phải trải qua, ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát cho hay, dịch Covid-19 đã khiến DN giảm 10% doanh thu. Trong suốt quýI/2020, các giao dịch gần như ngưng trệ và chỉ bắt đầu khôi phục từ tháng 6 trở đi. Tuy nhiên,trong “nguy có cơ”. Bản thân ông Dương cũng cho rằng, đây chính là giai đoạn khó khăn, thử thách ý chí cũng như khả năng điều hành của mỗi DN.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, khó khăn thời gian qua cũng là động lực để các DN ngành thép tự tái cơ cấu và thay đổi chiến lược kinh doanh thích nghi với thời kỳ hội nhập. Riêng đối với những nguy cơ liên quan đến các vụ kiện phòng vệ thương mại, ông LêTriệu Dũng (Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại) cho rằng, để tránh các vụ kiện PVTM, DN thép cần xây dựng chiến lược xuất khẩu một cách có bài bản, bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức về nguy cơ bị khiếu kiện, điều tra, các nhóm mặt hàng thường bị kiện và đặc biệt, không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.