Gia Lai: Triển khai tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt 2
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 35 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu tại 11 xã, thị trấn của huyện Đak Đoa, Ia Grai và TP Pleiku. Trong đó có 31 ca được điều trị khỏi và xuất viện, 4 trường hợp đang tiếp tục điều trị.
Tại huyện Đak Đoa có 27 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 1 trường hợp tử vong ở xã Hải Yang.
Thời gian qua, ngoài việc phối hợp với ngành Y tế tỉnh khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm khoanh vùng dập dịch, khử khuẩn môi trường và điều trị cho những người mắc bệnh; huyện Đak Đoa cũng nhanh chóng thực hiện việc tiêm vaccine cho người dân ở 5 xã trọng điểm có người mắc bệnh.
Trước đó, ngành Y tế huyện phối hợp với các cấp, các ngành đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt I tại 5 xã trên với 23.216 người được tiêm, đạt tỷ lệ trên 96% so với tổng số dân. Trong đó, riêng xã Hnol có 100% người dân được tiêm phòng vaccine.
Tính đến ngày 24/8, huyện Đak Đoa ghi nhận 27 ca mắc bệnh bạch hầu tại 5 xã; trong đó có 1 ca tử vong ở xã Hải Yang. Hiện cả 5 xã đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc bạch hầu mới.
Đến nay, Bộ Y tế triển khai xuống các địa phương là trung tâm dịch của bệnh bạch hầu sẽ tiếp tục chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt 2 cho các xã có người bị mắc bệnh bạch hầu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh bạch hầu tại các xã trọng điểm nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Kế hoạch khẩn cấp phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh năm 2020 với số tiền 64 tỷ đồng tiêm chủng vaccine bạch hầu năm 2020
Trong đó, đối tượng tiêm chủng của Chương trình là người từ 2 tháng tuổi trở lên. Cụ thể: trẻ từ 2 đến 18 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine 5 trong 1; trẻ từ 19 đến 48 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine DPT; trẻ từ 49 tháng tuổi trở lên và người lớn tiêm 2 mũi vaccine Td.
Kinh phí dự kiến để thực hiện Kế hoạch này là 64 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ vaccine và vật tư tiêm chủng khoảng 36 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 28 tỷ đồng.
Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh bạch hầu nói riêng để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người dân; tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, nhà cửa, trường học nhất là vùng có ổ bệnh và vùng liên quan.
Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân cần thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch đối với tất cả các loại vaccine trong tiêm chủng mở rộng nói chung và vaccine phòng bệnh bạch hầu nói riêng; tích cực và tuân thủ việc tiêm vaccine Td theo hướng dẫn của ngành y tế để phòng bệnh bạch hầu cho bản thân và cộng đồng.