Cần Thơ: Khó khăn khi đặt tên đường
Theo ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, việc đặt đổi tên đường nghe nói rất đơn giản nhưng khi đi vào thực hiện rất khó khăn...
Ngày 28/8, Sở VHTH&DL TP Cần Thơ tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đề án đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020 (Đề án 1500).
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Đề án 1500 (2009 – 2019), Hội đồng tư vấn thành phố đã phối hợp tham mưu UBND thành phố HĐND thành phố ban hành tổng cộng 16 Nghị quyết về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng theo thẩm quyền, đặt tên 159 tuyến đường, 14 công trình công cộng, đổi tên 2 tuyến đường và 2 công trình công cộng.
Nâng tổng số tuyến đường và công cộng trên địa bàn thành phố được đặt trên địa bàn thành phố được đặt theo 4 loại tên: Địa danh, mỹ từ, sự kiện, danh nhân hiện nay là 293 đường, 510 công trình công cộng (bao gồm 134 đường và 496 công trình công cộng đã được đặt tên qua các thời kì, trước khi UBND TP Cần Thơ phê duyệt Đề án 1500)
Phát biểu tại hội nghị ông Đinh Trung Trực, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ, cho biết: “Trước hết, cần hiểu chức năng của việc đặt tên đường phố; việc đặt tên đường phố phải đảm bảo các yêu cầu tên danh nhân phải là những người nổi tiếng, có đức, có tài, ưu tiên lựa chọn danh nhân là người sinh ra ở Cần Thơ hoặc có cuộc đời sự nghiệp gắn bó với Cần Thơ; thường xuyên cập nhật bổ sung tên vào cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố, với ít nhất 50 tên/năm; quận huyện phải chủ động rà soát các tuyến đường và công trình công cộng mới xây dựng, nâng cấp đủ điều kiện để đặt tên…”.
Theo ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ: “Việc đặt đổi tên đường nghe nói rất đơn giản nhưng khi đi vào thực hiện rất khó khăn; đặt, đổi tên đường để phục vụ cho công tác quản lý đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống ở đó phát triển trong mối quan hệ kinh tế, văn hóa; việc đặt, đổi tên đường phản gắn với việc giáo dục chính trị, giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Trong thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm vụ: tiếp thu, nghiên cứu, tham mưu, khắc phục hạn chế khó khăn trong công tác đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng; không đưa ra đề án mà chỉ xây dựng quy chế lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, các sở ban ngành, các chuyên gia trên cơ sở quy chế đó hoàn thiện quy chế; thường xuyên cập nhật, bổ sung tên vào cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng….”.