Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bệnh lý tim mạch

Bùi Phúc (tổng hợp) 15/12/2020 09:00

6 ‘báo động đỏ’ chứng tỏ tim bị tổn thương, có 2 trên 6 dấu hiệu nên kiểm tra nhanh kẻo nguy hiểm tính mạng

Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Ảnh minh họa.

Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt tần suất mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa. Người bệnh nên đặc biệt lưu ý những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm dưới đây.

Ngày nay, ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh tim mạch, đa số ở độ tuổi từ 30 - 40. Một khi tim bị suy yếu thì những tổn thương trên cơ thể sẽ ngày càng nghiêm trọng, dễ gây ra các bệnh như suy tim, nhồi máu cơ tim. Các bệnh này có đặc điểm chung là tỷ lệ mắc bệnh cấp tính và tỷ lệ tử vong cao. Trên thực tế, trước khi tim tái phát bệnh, cơ thể sẽ gửi các tín hiệu khác nhau để thông báo. Nếu được phát hiện, kiểm tra và điều trị kịp thời thì có thể cứu sống được tính mạng.

1. Những thay đổi trong lớp phủ ở lưỡi: Ngũ quan tương ứng với “ngũ tạng lục phủ”, trái tim bắt đầu mở ra ở lưỡi. Khi có vấn đề về tim mạch, trên lưỡi sẽ xuất hiện một số hiện tượng bất thường như thay đổi màu sắc, trên bề mặt lưỡi có ánh tím, nổi rõ gân xanh dưới lưỡi.

2. Chóng mặt: Khi tim có vấn đề, khả năng phản ứng của não bộ sẽ trở nên chậm chạp, và thường xuyên bị chóng mặt, nhất là khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Đó là do tim tạo máu, khả năng cung cấp máu bị giảm, lượng máu đưa lên não không đủ gây ra các vấn đề về não.

3. Đau cơ thể: Các vấn đề về tim, kèm theo đau tim hoặc đau lưng, đôi khi gây đau vai, nhưng chủ yếu là cơn đau thắt ngực rõ ràng hơn. Thứ hai, cơn đau cũng sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi, các bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ có cảm giác đau.

4. Chân tay cứng: Không chỉ não bộ mới có những thay đổi rõ rệt mà còn có cả chân tay, khi tim có vấn đề sẽ khiến tay chân không linh hoạt, đặc biệt là người cao tuổi hãy cảnh giác tình trạng này.

5. Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống: Nếu bạn cảm thấy khó thở như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để nhận được tư vấn và tìm nguyên nhân. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.

6. Chán ăn: Một trong những dấu hiệu chính của suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Đó là do sự tích tụ của dịch trong gan hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh.

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần sớm chủ động điều trị và phòng ngừa. Vì vậy, khi cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường hoặc biết tiền sử gia đình có người mắc bệnh, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý tim mạch: nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt tần suất mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa do những thói quen thiếu lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày.

Theo các bác sĩ, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả bệnh lý ung thư, dù là ở các nước đã hay đang phát triển. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Theo thống kê của Viện Tim Mạch năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành trong độ tuổi 18- 65 chiếm 25%, vậy cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn chúng ta nghĩ, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào và tuổi mới bị mắc cũng ngày càng trẻ hoá.

Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên họ thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Nguyên nhân thường gặp của bệnh lý tim mạch ở tuổi trưởng thành và trung niên: Hút thuốc, béo phì, ít vận động, căng thẳng (stress), chế độ ăn nhiều muối, chất béo, rượu bia, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường...Bên cạnh đó, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề toàn cầu, cứ 10 trẻ lại có một trẻ bị béo phì. Béo phì lại dẫn đến những yếu tố nguy cơ tim mạch khác như tăng cholesterol, đái tháo đường, tăng huyết áp, và hội chứng chuyển hoá. Nếu chúng ta không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này sớm thì các bệnh lý tim mạch sẽ xảy ra sớm ở người trẻ. Ngoài ra nhóm bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện và điều trị sớm trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ bệnh lý tim mạch không nhỏ ở người trẻ.

Các biểu hiện bệnh lý tim mạch: Đau thắt ngực (cơn đau có tính chất đè ép giữa xương ức, thường lan lên cằm và vai, tay trái, khó thở, và có thể kèm vã mồ hôi hoặc ngất), mệt khi gắng sức, tím. Đối với bệnh lý mạch máu não có thể gặp 3 dấu hiệu chỉ điểm của đột quỵ: Yếu liệt nửa bên người hoặc chi, nói ngọng hoặc nói những từ vô nghĩa, méo miệng.

Hai loại bệnh lý tim và mạch quan trọng cần được chẩn đoán và cấp cứu khẩn vì nguy cơ tử vong cao, có thể gây tàn phế, nếu bệnh nhân không chết cũng để lại nhiều gánh nặng cho xã hội là nhồi máu cơ tim cấp và đột quỵ. Nếu được chẩn đoán và điều trị can thiệp sớm trong vài giờ đầu bệnh có thể phục hồi hoàn toàn.

Bùi Phúc (tổng hợp)