Món ăn từ rau cải cúc tốt tiêu hóa
Trong các loại rau mùa đông thì cải cúc rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi, tạo ra hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn.
Theo Khoa học đời sống, Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa) cho biết, cải cúc hay còn gọi là rau cúc thuộc họ cúc Ateraceae có nguồn gốc vùng trung Cận Đông, nhập về được trồng ở nhiều nơi trên cả nước. Cải cúc vừa là rau ăn vừa là thuốc chữa bệnh.
Cải cúc có mùi thơm mát, nhiều nơi dùng ăn sống, chế dầu xốt cà chua, bóp giấm, ăn với lẩu, nấu canh thịt, cá, đặc biệt là món cá thát lát nấu với cải cúc rất ngon.
Theo y học cổ truyền, rau cải cúc vị ngọt nhạt, hơi đắng the, mùi thơm, tính mát, thành phần tinh dầu kết hợp với chất xơ trong cải cúc giúp hỗ trợ thải khí thừa trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, nhuận tràng. Vị thanh, mát ngon của rau có tác dụng tốt đến thần kinh, trí não. Ăn rau cải cúc có tác dụng kiện tỳ vị, tiêu đàm, giáng hỏa.
Theo dinh dưỡng học hiện đại, rau cải cúc tương đối giàu năng lượng. Để cung cấp cho cơ thể 25 calo cần sử dụng 138g rau cải cúc trong đó chứa 2g protid; 4,8 glucid, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin B1, C và một số vitamin A, đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Rau cải cúc rất mềm, thích hợp với người lớn và trẻ em, nếu biết chế biến và sử dụng có thể chữa bệnh hiệu quả.
Trong các loại rau mùa đông thì cải cúc rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi, tạo ra hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau thúc đẩy nhu động ruột, thải độc trong đường ruột, chống táo bón.
Để chữa bệnh tỳ vị hư hàn hay bị lạnh bụng, đi cầu nhiều lần người ta lấy rau cải cúc nấu canh cá lóc cho thêm củ gừng ăn. Để hỗ trợ tim mạch, người mắc bệnh được khuyên ăn cải cúc thường xuyên dù chế biến theo cách nào bởi các thành phần trong cải cúc giúp tim khỏe, mùi hương đặc trưng của cải cúc cũng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu.
Những người hay đau nhức đầu được khuyên lấy lá cải cúc hơ nóng đắp lên hai bên thái dương và đỉnh đầu vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc lúc thấy nhức đầu đồng thời nấu canh cải cúc uống nước ăn cái.
Đối với người đang phát triển, cải cúc nhiều axit amin, chất béo, protein, natri, kali dồi dào và các khoáng chất giúp điều hòa quá trình trao đổi chất, thải bớt độc chất trong cơ thể. Vào mùa đông, căn bệnh ho thường dai dẳng, để chữa bệnh người ta lấy rau cải cúc 100g hoặc hơn, phối hợp thịt cá diếc hoặc cá khoai, cá thát lát gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.
Nếu bị cảm cúm, sốt, đau họng lấy một lượng rau cải cúc tươi rửa sạch, cho vào bát, đổ cháo nóng lên sau 5 phút trộn đều ăn khi cháo còn nóng. Người dân Nam bộ còn lấy cải cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho ít mật ong, hấp cách thủy lấy nước thuốc chia ra làm nhiều lần để trẻ uống chữa viêm họng.
Theo Sức khỏe đời sống giới thiệu một số phương thuốc sau từ rau cúc để cùng tham khảo và có thể chọn lựa áp dụng khi cần thiết.
Chữa ho ở trẻ em: Lấy rau cải cúc 6g (thái nhỏ), sau cho vào cùng một chút mật ong đem hấp cơm, gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Chữa chứng ho dai dẳng: Rau cải cúc 100 - 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, cần ăn trong 3 - 4 ngày là 1 liệu trình.
Chữa trị chứng đau mắt: Rau cải cúc 1 nắm rửa sạch thái nhỏ. Cá giếc khoảng 250g làm sạch bỏ ruột nấu cùng rau cải cúc ăn ngày 1 lần (theo Thực liệu kỳ phương). Kết hợp lấy rau cải cúc đã rửa sạch hơ nóng trên lửa, sau đó bọc vào vải sạch mỏng để chườm trên mắt (chú ý đừng hơ nóng quá, như vậy vừa giữ được chất tinh dầu chứa trong rau, song lại không gây bỏng mắt và làm vỡ các mạch máu nhỏ ở trong mắt) rất kiến hiệu (theo Thực liệu kỳ phương).
Chữa nhức đầu kinh niên: Rau cải cúc 15g, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Kết hợp lấy rau cải cúc hơ nóng rồi chườm lên đỉnh đầu (nơi huyệt bách hội), và 2 bên thái dương vào lúc nào đau đầu hoặc vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ.
Món cháo giải cảm cúm: Trong trường hợp người bệnh bị ho, sốt. Lấy rau cải cúc lượng vừa đủ rửa sạch để ráo nước cho vào bát to, lấy cháo đang nóng đổ vào bát để trong 5 – 10 phút sau, trộn gia vị cho người bệnh ăn hết cả rau cải và cháo.
Canh cải cúc cá diếc: Thích hợp sử dụng cho người cao tuổi hoặc trẻ em ăn không tiêu, tiểu tiện ít, mệt mỏi. Nhờ tác dụng của món là bổ tỳ khai vị, trừ đàm thấp, hòa trung, kiện vị, lợi tiểu, làm khỏi ho đờm, gan nóng, hoa mắt, chóng mặt. Lấy cá diếc 500g, cải cúc 150g, rượu, dầu vừng, tiêu, muối vừa đủ. Rán vàng hai mặt cá cho ít rượu vào đảo sơ, cho gừng, sau cho chút nước đun sôi hạ lửa nhỏ đun tiếp cho nhừ cá, rồi cho rau cải cúc vào đun to lửa cho sôi nhào là được. Có điều kiện nên ăn một thời gian.
Canh cải cúc đầu cá mè: đầu cá mè to 1 cái, cải cúc 500g, gừng 3 lát, rượu, gia vị vừa đủ. Rán đầu cá vàng thơm, cho gừng vào đảo đều, rồi rưới rượu lên đầu cá, đổ nước vừa đủ hầm nhừ, cho cải cúc vào đun sôi nhào, nêm gia vị vào là được. Món canh này làm tỉnh táo đầu óc, chống mệt mỏi, kém ăn, chống lạnh giá: nhờ tác dụng ôn trung, tán hàn, chữa ho đờm, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn do tiêu hóa kém, suy nhược, lạnh giá, là món canh của những ngày giá lạnh của người cao tuổi, người làm việc trí óc.
Tỳ vị hàn: Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, nếu ăn các loại rau cải nói riêng và rau thuộc loại hàn thì sẽ không thích hợp vì hàn sẽ ngộ hàn. Ở trường hợp đó nên chọn rau cải cúc để ăn. Sách viết: “Cải cúc làm ấm bao tử bằng cách nấu nhừ cải cúc”. Tất nhiên, nấu nhừ cải cúc sẽ làm mất giòn thơm như khi ăn tái.
Cách nấu canh rau cải cúc thịt bằm
Chuẩn bị:
Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhỏ.
Thịt nạc thăn: Rửa sạch, để ráo, thái miếng, băm nhỏ rồi ướp thịt đã băm với ½ phần hành tỏi băm nhỏ, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa nước mắm, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu bột, 1 thìa dầu ăn trong 15 phút cho thịt ngấm gia vị, dầu ăn sẽ giúp thịt băm nhanh ngấm gia vị và tơi đều trong cách nấu canh cải cúc thịt băm nhé.
Cải cúc: Nhặt kỹ, vừa nhặt vừa ngâm vào chậu nước lạnh ngập nước, sau đó ngâm qua nước có pha muối loãng 10 phút, rửa lại bằng nước lạnh, để ráo.
Ớt sừng: rửa sạch, thái lát trộn với 3 thìa nước mắm nguyên chất để ăn kèm món canh cải cúc thịt băm cho thêm phần đậm đà, ngon miệng hơn.
Thực hiện nấu canh cải cúc thịt bằm:
Phi thơm 2 thìa dầu ăn với phần hành tỏi băm nhỏ còn lại và ½ thìa ớt bột, cho thịt băm đã ngấm gia vị vào xào chín đến khi thịt săn, tới đều thì cho vào nồi một lượng nước vừa đủ, đun sôi, dùng thìa vớt hết lớp bọt bên trên để cách nấu canh cải cúc thịt băm trong và ngon hơn.
Nêm thêm 1 thìa hạt nêm, ½ thìa muối, 1 thìa bột ngọt sao cho có vị vừa ăn rồi cho cải cúc vào, đảo nhẹ, tiếp tục đun sôi thêm 2 phút nữa đến khi cải cúc chín, chuyển sang màu xanh nuột hấp dẫn thì nêm thêm một ít tiêu bột nữa rồi tắt bếp.