Chọn thực phẩm nào tốt cho người sau đột quỵ?
Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh chính là một bước đi đúng hướng để tăng cường sức khỏe và hạn chế các nguy cơ sau đột quỵ.
Theo Sức khỏe đời sống, TS. BS. Lê Thanh Hải cho biết, phòng ngừa tái phát đột quỵ là chiến lược tối ưu và lâu dài của bệnh nhân sau đột quỵ, bằng cách kiểm soát cân nặng, huyết áp và các yếu tố nguy cơ khác. Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh chính là một bước đi đúng hướng để tăng cường sức khỏe và hạn chế các nguy cơ sau đột quỵ.
Nhóm thực phẩm thường được sử dụng sau đột quỵ
Ngũ cốc: Hãy chắc chắn rằng ít nhất một nửa các thực phẩm lựa chọn ngũ cốc đến từ ngũ cốc nguyên hạt.
Rau quả: Chọn các loại rau xanh đậm và màu cam thường giàu dinh dưỡng và nhớ thường xuyên ăn đậu khô và đậu Hà Lan.
Trái cây: Ăn nhiều loại trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô mỗi ngày.
Sữa: Chọn sữa ít chất béo hoặc thực phẩm từ sữa không có chất béo, hoặc một loạt các loại thực phẩm giàu canxi không có sữa mỗi ngày.
Protein: Chọn thịt nạc và thịt ít mỡ, thịt gia cầm; các loại đậu và cá.
Về chất béo: ưu tiên nguồn chất béo từ cá, các loại hạt và dầu thực vật. Hạn chế các nguồn chất béo từ bơ, bơ thực vật hoặc mỡ heo.
Chiến lược ăn uống để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ
Ăn nhiều loại thức ăn mỗi ngày
Bởi vì không có thức ăn duy nhất có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta với tất cả các chất dinh dưỡng cần cho sức khỏe tốt, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm mỗi ngày.
Ăn thức ăn có màu sắc “một cầu vồng” trong mỗi bữa ăn
Để gặt hái được những chất dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe tìm thấy trong trái cây và rau quả, quan trọng phải lựa chọn nhiều loại thức ăn đầy màu sắc “cầu vồng” ở mỗi bữa ăn, bằng cách chọn một loạt các loại trái cây, rau và các loại đậu - màu đỏ đậm, cam, vàng rực rỡ, xanh đậm, xanh và tím bạn sẽ được bảo đảm để có một loạt chất dinh dưỡng cần thiết.
Chọn 5 hoặc nhiều cốc trái cây và rau mỗi ngày
Ngoài các bước 1 và 2, chắc chắn rằng bạn ăn ít nhất 5 phần mỗi ngày của trái cây và rau. Một khẩu phần rau bằng: 1/2 chén rau nấu chín. Một phần trái cây bằng: 1 cỡ vừa (cỡ trái banh tennis) trái cây (chuối, bưởi, hạt lựu dưa hoặc dâu, trái cây sấy khô...).
Hạn chế ăn chất béo bão hòa và thực phẩm giàu cholesterol
Hạn chế cholesterol trong thực phẩm là một bước quan trọng để kiểm soát cholesterol và quản lý đột quỵ, có thể đạt được bằng cách: Cắt loại bỏ mỡ có thể nhìn thấy từ các loại thịt và loại bỏ da từ gia cầm; Hạn chế bơ; Loại bỏ mỡ lợn và mỡ động vật; Chọn thực phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo...
Hạn chế natri (muối)
Ăn quá nhiều natri có thể làm cơ thể giữ nước và làm tăng huyết áp, là yếu tố nguy cơ mạnh làm tái phát đột quỵ. Thay vì sử dụng muối, hãy thử sử dụng các loại thảo mộc và gia vị. Tránh gia vị hỗn hợp và hỗn hợp gia vị gồm muối hoặc muối tỏi. Sử dụng ít thực phẩm chế biến và đóng hộp. Hạn chế các loại thức ăn nhanh.
Chọn thực phẩm giàu chất xơ
Là một phần của một chế độ ăn lành mạnh cho tim, chất xơ có thể làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thúc đẩy và ngăn ngừa bệnh tiêu hóa và giúp kiểm soát cân nặng, tức là giảm các yếu tố nguy cơ của tái phát đột quỵ.
Hướng dẫn chất xơ khuyến cáo hàng ngày: độ tuổi dưới 50: nam 38g, nữ 25g; trên 50 tuổi: nam 25g, nữ 21g. Các nguồn tốt nhất của chất xơ là các loại trái cây tươi hoặc nấu chín và rau quả, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (ví dụ: đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan...).
Duy trì hoặc đạt được một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Ăn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, tăng hoạt động thể chất và theo dõi các thói quen ăn uống của bạn là tất cả các cách để đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Giảm lượng đường
Lượng dư thừa đường gia tăng được kết hợp với tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường typ 2 và rối loạn lipid máu, đó là tất cả các yếu tố nguy cơ tái phát đột quỵ. Hãy nhớ rằng đồ ngọt và món tráng miệng có chứa thêm nhiều đường.
Có đủ kali
Đủ lượng kali chế độ ăn uống là cần thiết để duy trì chức năng tim thích hợp. Tuy nhiên, hầu hết người lớn không tiêu thụ đủ kali. Kali có nhiều trong các sản phẩm trái cây, rau, sữa.
Quản lý chế độ ăn uống đóng một vai trò then chốt làm hạn chế các yếu tố nguy cơ (huyết áp, đái tháo đường, béo phì...) gây tái phát đột quỵ. Hãy thực hiện một chiến lược ăn uống lành mạnh và thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe để phòng tránh đột quỵ tái phát.
Nguy cơ gây đột quỵ do mỡ máu tăng cao
Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não, xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Khi điều này xảy ra, các tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết. Khi các tế bào não chết, các khả năng xảy ra là người bị đột quỵ não sẽ bị liệt nửa người, mất trí nhớ, mất kiểm soát một phần cơ thể hoặc có thể tử vong.
Đột quỵ não đã và đang trở thành vấn đề quan trọng của y học. Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, khoảng 200.000 người Việt Nam đột quỵ mỗi năm có liên quan tới mỡ máu tăng cao thường xuyên và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ não do biến chứng của mỡ máu cao thường xuyên, trong đó 50% bị tử vong hoặc chấp nhận cuộc sống tàn phế suốt đời, một nửa còn lại của tăng mỡ máu không bao giờ khỏe mạnh như khi chưa bị tăng mỡ máu. Một thống kê khác của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có đến 29% người trưởng thành Việt Nam bị mỡ máu tăng cao (tỉ lệ này dân thành thị chiếm 44,3%), tức là cứ gần 3 người, có một người máu mỡ cao.
Tại Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, thống kê cho thấy tỉ lệ đột quỵ não tăng hàng năm. Tại Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ 1/2003 - 6/2012 có trên 6.000 bệnh nhân đột quỵ nằm điều trị. Tại Khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện 115, số bệnh nhân đột quỵ não tiếp nhận không ngừng tăng, năm 2005 nhận 1.210 bệnh nhân nhưng 2013 nhận 7.923 bệnh nhân, các bệnh viện khác con số đều tăng. Nguy hiểm nhất là đột quỵ não xảy ra đột ngột, không dự đoán được.