''Tiến xuân ngưu'' là nghi lễ triều đình có từ thời Lê Trung Hưng nhằm xua đuổi giá lạnh năm cũ, chào đón mùa Xuân năm mới ấm no, đủ đầy. Sự kiện do Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long phối hợp Công ty cổ phần Ỷ Vân Hiên tổ chức và thực hiện. (Ảnh: Vietnam+). Nhà sử học Lê Văn Lan đánh giá đây là một nghi lễ rất quan trọng từ thời Lý, Trần, Lê, được tiến hành vào ngày lập xuân. Trong đó, con trâu gắn liền với tháng Chạp, tháng cuối của mùa đông năm cũ. Trong nghi lễ, người ta đánh vào con trâu đất để tượng trưng cho việc đánh những cũ kỹ, lạnh giá và đón Xuân. (Ảnh: Vietnam+). Sau khi 3 hồi, 9 tiếng trống của buổi tái hiện vang lên, đoàn rước bắt đầu rước xuân ngưu: rước mô hình trâu (khi xưa đắp bằng đất) từ cổng Đoan Môn vào trong kinh thành, tổ chức tại Điện Kính Thiên. (Ảnh: Vietnam+). Năm Canh Tý 2020, sự kiện đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng để thực hiện, song do dịch Covid-19 mà mọi nỗ lực phải tạm hoãn, ông Lê Văn Lan cho biết. Năm Tân Sửu 2021 cũng đang nằm trong bối cảnh dịch bùng phát tại nhiều nơi, song buổi tái hiện vẫn cố gắng để mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho người xem. (Ảnh: Vietnam+). Trong điện, các quan văn, quan võ đã chờ sẵn để tâu vua. (Ảnh: Vietnam+). Bên cạnh hình tượng trâu to còn có nhiều trâu nhỏ. Đây sẽ là những mô hình trâu dâng lên cho vua chiêm ngưỡng, sau đó vua sẽ ban lộc lại những mô hình trâu nhỏ này cho các quan. (Ảnh: Vietnam+). Trâu nhỏ và trâu lớn đều được trang trí với các mảng màu sắc giống nhau. (Ảnh: Vietnam+). Nghe đoàn rước chuẩn bị tiến vào, các bá quan văn hành lễ trước theo quy tắc. (Ảnh: Vietnam+). (Ảnh: Vietnam+). Đoàn rước trâu đất lớn tiến vào để thực hiện tiến Xuân ngưu. (Ảnh: Vietnam+) . Sau đó, các quan sẽ dâng những mô hình trâu nhỏ lên cho vua ngự lãm. (Ảnh: Vietnam+). (Ảnh: Vietnam+). Buổi tái hiện tạm dựng bối cảnh tiến vua như trong hình. (Ảnh: Vietnam+). Sau đó các mô hình trâu nhỏ sẽ được vua ban lại cho các quan giống như ban lộc, ông Vũ Văn Hải, đạo diễn chương trình cho hay. (Ảnh: Vietnam+). Gậy đánh trâu đất được sơn các màu đen, đỏ, trắng, xanh lục và vàng. (Ảnh: Vietnam+). Các quan sẽ đi vòng quanh và đả trâu (đánh trâu) trước. Nghi lễ giúp nhắc nhở người tham gia và khán giả về ý nghĩa của con trâu - tượng trưng cho sức kéo văn hóa, văn minh nông nghiệp, tượng trưng cho tình bằng hữu thân thiết giữa người với con vật, cùng nhau làm kinh tế, thúc đẩy xã hội. (Ảnh: Vietnam+). Người dân cũng lần lượt tham gia đả trâu sau đó. (Ảnh: Vietnam+). Buổi tái hiện là dịp tốt để người Việt Nam ngày nay nhìn lại giá trị lịch sử quý giá và đa dạng của đất nước, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. (Ảnh: Vietnam+).