Thực phẩm ngon thay cơm mà không dễ béo cần lưu vào ngay

Lan Anh 06/03/2021 16:00

Đối với những người đang cố gắng giảm cân, ăn ít carbs hoặc calo hơn thì nên lựa chọn những thực phẩm nhẹ nhàng, không tích mỡ để ăn thay cơm. Một số món trong chúng thậm chí còn sở hữu hương vị hấp dẫn hơn cơm trắng.

Yến mạch

Mặc dù hàm lượng carbohydrate trong bột yến mạch tương tự như gạo nhưng nó lại giàu chất xơ, protein và khoáng chất hơn gạo, giúp hấp thụ nước tốt hơn, vì vậy nó có cảm giác no lâu hơn.

Ngoài ra, yến mạch cũng rất giàu vitamin B1 giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư đại tràng.

Ảnh minh hoạ.

Yến mạch có thể thay thế cơm hàng ngày, đặc biệt là bữa sáng. Để đạt được hiệu quả giảm cân, tốt nhất bạn nên chọn yến mạch nguyên chất, nấu thành cháo hoặc ăn chung với sữa chua, sinh tố, pancake... để tránh nhàm chán.

Tuy nhiên, bạn không nên ăn yến mạch với quá nhiều loại trái cây, hay thậm chí là biến tấu chúng thành yến mạch chiên, bổ sung trái cây sấy khô chứa nhiều đường... đây đều là những cách ăn gây tích mỡ nhanh.

Bánh mì lúa mạch

Loại bánh mì được làm hoàn toàn từ lúa mạch nguyên chất, không tách cám sẽ tăng cảm giác no. Chúng giàu chất xơ, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein và khoáng chất hơn so với các loại bánh mì thông thường.

Ảnh minh hoạ.

Giá trị tinh bột trong bánh mì lúa mạch thấp hơn nhiều so với bánh mì thông thường, giúp cho cơ thể con người có đủ thời gian để hấp thụ lượng đường mà nó tạo ra thay vì chuyển hoá thành chất béo và lưu trữ nó trên cơ thể.

Hạt Quinoa (hạt Diêm mạch)

Hạt Quinoa chứa hàm lượng protein cao, giàu canxi, sắt, magie, chất xơ và vitamin. Cứ mỗi 1/4 cốc hạt Quinoa sẽ chỉ tương đương với khoảng 174kcal nên nó sẽ tạo cảm giác no lâu, không có cảm giác đói vặt và đồng thời còn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thiếu chất... rất phfu hợp để thay thế cơm trắng.

Ảnh minh hoạ.

Khoai lang

So với gạo, khoai lang có hàm lượng caroten cao hơn. Lượng tinh bột có trong khoai lang rất ít nhưng chất xơ thì lại rất nhiều. Do đó, bạn không chỉ có cảm giác no lâu mà còn cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, năng động hơn; tốt cho đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Ảnh minh hoạ.

Khoai lang có lượng calo ít hơn cả khoai tây, cơm trắng... Ngoài ra, lượng đường tự nhiên trong khoai lang có thể thẩm thấu từ từ vào máu, tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn vặt.

Nghiên cứu cho thấy, ăn 1-2 củ khoai lang có thể giảm 20-25% lượng calo nạp vào cơ thể thay vì ăn 1-2 chén cơm.

Ngô

Giống như gạo, ngô có thành phần chủ yếu là cacbohydrate. Tuy nhiên, ngô chứa nhiều chất xơ, ít chất béo, đặc biệt các chất béo trong ngô như omega 3, omega 6 đều là các chất béo tốt cho cơ thể.

Ảnh minh hoạ.

Bạn có thể ăn ngô trong bữa ăn hàng ngày mà không lo bị tích tụ mỡ. Bên cạnh đó, ngô còn là loại ngũ cốc tuyệt vời trong việc làm chậm quá trình lão hóa, chống ung thư và làm đẹp da.

Lưu ý: Hàm lượng protein trong ngô tương đối thấp nên khi chọn ngô là lương thực chính, hãy kết hợp với một số thức ăn giàu protein như thịt, sữa, trứng, đậu nành...

Các loại đậu

Đậu đỏ, đậu xanh, đậu Hà Lan... chứa hàm lượng carbohydrate cao, lượng protein vừa phải và một lượng nhỏ chất béo. Không giống như đậu tương (đậu nành), hàm lượng carbohydrate của chúng lên tới 55%-65%.

Ảnh minh hoạ.

Do chứa nhiều protein và chất xơ nên đậu nhìn chung sẽ giúp no lâu hơn. Sử dụng đậu thay thế cơm trong một thời gian không chỉ tăng dinh dưỡng mà còn có thể kiểm soát được cơn thèm ăn rất tốt.

Bông cải

Bông cải rất giàu magie, nước và chất xơ giúp bạn no lâu mà lại không cần nạp quá nhiều năng lượng vào người. Ăn bông cải trong một tuần có thể giảm lượng calo bạn hấp thụ. Một chén bông cải chứa 3g chất đạm và giàu vitamin C, cung cấp khoảng 8% năng lượng cho một ngày hoạt động của bạn.

Bông cải được chế biến thành một dạng giống cơm để thay thế cho cơm gạo trắng trong khẩu phần ăn. Bông cải không chứa tinh bột nên ít calo và carbohydrat hơn gạo. Cơm bông cải kết hợp với rau củ và trứng tạo thành món cơm vừa thanh đạm vừa tốt cho sức khỏe.

Lan Anh