Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt chất dinh dưỡng cần biết ngay
Khi thiếu dưỡng chất, các bộ phận trong cơ thể sẽ gửi tín hiệu cảnh báo. Vì vậy, hãy chú ý lắng nghe cơ thể, bạn sẽ dễ dàng nhận biết mình cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất nào.
Thiếu hụt magie - Ăn không ngon, buồn nôn, nhức đầu, nhức cơ thường xuyên
Magie là chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ hệ thần kinh nên khi thiếu nó, bạn sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng nhức đầu, nhức cơ, chuột rút, tê, ngứa ran, co thắt cơ, co giật, nhịp tim bất thường, thay đổi tính cách hoặc co thắt mạch vành. Thiếu magie có thể gây chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thất, thiếu magie khiến bạn có nguy cơ đau nửa đầu, đau cơ cao hơn 41,6%. Vì vậy, ần ăn nhiều thực phẩm giàu magie hơn như hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng.
Thiếu hụt canxi - Tê, ngón tay ngứa ran bất thường
Khi canxi thấp nghiêm trọng, cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu bao gồm ngón tay tê, ngứa ran và nhịp tim bất thường. Hầu hết người lớn cần 1.000mg canxi mỗi ngày, đối với phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi cần 1.200mg.
Không có các triệu chứng ngắn hạn, rõ ràng của sự thiếu hụt canxi. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung canxi bằng nước cam, ngũ cốc ăn sáng và các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh.
Thiếu hụt vitamin D - Mệt mỏi, đau xương, thay đổi tâm trạng
Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin D có thể mơ hồ nhưng nếu để ý cơ thể xuất hiện mệt mỏi, đau xương, thay đổi tâm trạng, đau nhức hoặc yếu cơ thì có thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin D.
Hầu hết người lớn cần 15 microgam (mcg) vitamin D mỗi ngày. Đối với người lớn trên 70 tuổi thì cần 20mcg. Để bổ sung vitamin D cần thiết cho cơ thể, bạn nên ăn ba phần sữa tăng cường hoặc sữa chua mỗi ngày kết hợp ăn các loại cá béo như cá hồi hoặc cá ngừ, hai lần một tuần.
Thiếu hụt vitamin C - Chảy máu nướu răng thường xuyên
Bổ sung rất ít vitamin C trong thời gian dài có thể mang lại các triệu chứng chảy máu nướu răng. Một hậu quả nghiêm trọng khác là bệnh scorbut, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm suy yếu cơ và xương. Khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Ngoài ra, khi thiếu hụt vitamin C, cơ thể còn dễ bị bầm tím, vết thương chậm lành, da khô có vảy và chảy máu cam thường xuyên.
Để đảm bảo tiêu thụ đủ lượng vitamin C, bạn nên ăn ít nhất 2 miếng trái cây và 3 phần rau mỗi ngày.
Thiếu hụt kali - Yếu cơ, táo bón, nhịp tim không đều
Các triệu chứng của sự thiếu hụt kali bao gồm yếu cơ, co giật, chuột rút, táo bón, ngứa ran, tê, nhịp tim bất thường hoặc đánh trống ngực.
Bạn có thể bị thiếu kali trong thời gian ngắn do bị tiêu chảy hoặc nôn mửa; đổ mồ hôi nhiều; thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu; uống quá nhiều rượu hoặc do một tình trạng mãn tính như bệnh thận.
Thiếu hụt sắt - Mệt mỏi, khó thở, tay, chân lạnh, móng tay giòn
Thiếu sắt có thể để lại các triệu chứng bao gồm suy nhược, mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, da xanh xao, đau đầu, tay chân lạnh, đau hoặc sưng lưỡi, móng tay giòn và thèm ăn những thứ lạ.
Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ đến mức bạn không nhận thấy nhưng khi lượng sắt trong cơ thể ngày càng cạn kiệt, các dấu hiệu sẽ trở nên dữ dội hơn.
Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, những người đang phát triển (chẳng hạn như trẻ em, phụ nữ mang thai) và những người theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay có nguy cơ thiếu sắt cao hơn
Vitamin B12 - Tê, mệt mỏi, sưng lưỡi
Khi thiếu hụt B12 nghiêm trọng, cơ thể sẽ có triệu chứng tê chân, bàn tay hoặc bàn chân; vấn đề với đi bộ, thăng bằng; thiếu máu; mệt mỏi; yếu đuối; lưỡi bị sưng, viêm; mất trí nhớ và khó suy nghĩ.
Có rất nhiều triệu chứng nên bạn có thể không nhận thấy chúng trong một thời gian. Những triệu chứng này có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc dần dần.
Người lớn cần 2,4mcg vitamin B12 mỗi ngày. Bạn nên ăn cá, thịt gà, sữa và sữa chua để tăng mức B12.