Chuyện ‘tây’ mưu sinh vỉa hè
Đến từ những đất nước xa xôi, nhiều người không bao giờ nghĩ họ sẽ gắn bó bới đất nước Việt Nam lâu hơn kế hoạch ban đầu. Nhưng rồi dịch Covid-19 đã làm thay đổi hàng triệu người khắp toàn cầu, khiến nhiều người đã “bất đắc dĩ” phải gắn bó với vùng đất xa lạ.
Trong số hàng ngàn những người bị buộc phải ở lại vì đường bay ngưng hoạt động ấy, không phải ai cũng có điều kiện kinh tế khá giả, thảnh thơi sống mà không cần làm việc. Đó là lý do nhiều người trong số họ không chỉ sống mà còn bắt đầu mưu sinh, bằng những nghề rất dễ thương, mang đậm “chất Việt”.
1. Từ nhiều tháng qua, hình ảnh một người đàn ông ngoại quốc dáng hình đậm chất Tây sáng sớm đẩy xe chuối chiên ở ngã tư đường Trần Đình Xu-Nguyễn Cư Trinh (Quận 1, TPHCM) đã quen thuộc với hàng trăm người dân. Ông rất đúng giờ, luôn có mặt ở đó từ khoảng 5 giờ sáng, cặm cụi với công việc của mình cho tới chừng 12h giờ thì đẩy xe về.
Ông tên là Fabrica, 49 tuổi mang quốc tịch Pháp. Điều rất lạ là dù không nói được tiếng Việt nhưng không biết bằng cách nào, ông Fabrica lại làm món chuối chiên đúng kiểu Việt Nam, rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Hình ảnh các học sinh, cha mẹ đứng quây kín hàng chuối chiên của ông Fabrica đã không còn xa lạ.
Trò chuyện cùng ông, chúng tôi được thêm nhiều thông tin về ông Fabrica. Theo đó, ông nhập cảnh vào Việt Nam ngày 16/1/2020 để đi du lịch với thị thực có thời hạn tới ngày 15/4/2020. Tuy nhiên, cũng như hàng ngàn du khách khác, khi dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi, những đường bay, đặc biệt là đường bay quốc tế bị chia cắt, tạm dừng hàng loạt.
Điều rất lạ là trong khi thành phố có hàng trăm xe bán chuối chiên nhưng chỉ vừa mở bán, xe của ông Fabrice lại rất hút khách. Bình thường ông bán được khoảng 150 chiếc bánh, có ngày ông bán gấp đôi. Hơn nữa, xe chuối chiên của ông còn thu hút khách không chỉ khu vực nơi đứng bán mà nhiều người dân thấy công việc của ông lạ lùng bèn quay clip đưa lên mạng xã hội khiến ông bất ngờ “nổi tiếng”.
Sau đó, ông xin gia hạn thị thực để tiếp tục ở lại Việt Nam thay vì quay trở lại châu Âu, nơi dịch đang bùng phát mạnh thời điểm đó. Thế nhưng, ở vùng đất xa lạ như Việt Nam, nơi ông không có tiền trợ cấp, không thể nói chuyện giao tiếp thông thường khiến cuộc sống của ông gặp nhiều khó khăn. Để có tiền trả khách sạn, ông chọn công việc bán bánh chuối chiên để có thu nhập.
Theo quan sát của chúng tôi thì xe chuối chiên của ông khá đơn giản, như nhiều xe chuối khác đẩy bán ở thành phố. Cũng như hàng rong, hủ tiếu gõ, cơm tấm... thì chuối chiên bột là món ăn dân dã vỉa hè được nhiều người dân TP HCM ưa chuộng.
Từ những trái chuối nếp chín vàng ươm, người ta lột vỏ, ép cho trái chuối mỏng đi bằng cách nén lại rồi nhúng vào hỗn hợp bột pha loãng trong nước trước khi chiên vàng lên. Vị ngọt của chuối, giòn của bột kết hợp lại thành món ăn vừa điểm tâm, vừa ăn nhẹ bất cứ lúc nào.
Ông Fabrice cho biết lúc ở Pháp ông không hề biết món chuối chiên. Nhưng trong thời gian lưu lại Việt Nam, ông đi loanh quanh khu vực quận 1 thì được ăn món này và thấy rất ngon, lạ. Đặc biệt hơn là cách làm lại rất đơn giản nên khi cuộc sống khó khăn, ông đã nghĩ ngay tới việc làm chuối chiên để bán.
Điều rất lạ là trong khi thành phố có hàng trăm xe bán chuối chiên nhưng chỉ vừa mở bán, xe của ông Fabrice lại rất hút khách. Bình thường ông bán được khoảng 150 chiếc bánh, có ngày ông bán gấp đôi. Hơn nữa, xe chuối chiên của ông còn thu hút khách không chỉ khu vực nơi đứng bán mà nhiều người dân thấy công việc của ông lạ lùng bèn quay clip đưa lên mạng xã hội khiến ông bất ngờ “nổi tiếng”.
Chị Tâm Phương, 43 tuổi ngụ ở đường Lâm Văn Bền, quận 7 cho biết ngày nào chở con đi học qua khu vực này chị cũng ghé lại mua dăm chiếc bánh chuối chiên của ông Tây. Sau khi chị chụp hình đưa lên mạng xã hội, nhiều bạn bè trong công ty còn nhờ chị đặt mua để thưởng thức.
Ngoài ra, một số người dân sinh sống gần đó thấy ông Fabrice vừa bán chuối, vừa dùng cử chỉ để giao tiếp với khách hàng rất bất tiện đã giúp ông bằng cách viết một số câu hướng dẫn mua bánh chuối, giá cả bằng tiếng Việt để thuận tiện việc mua bán.
Do chỉ có một mình nên mỗi khi có khách, ông mới bắt đầu lột chuối, ép chuối, nhúng bột và chiên nên khá mất thời gian. Tuy nhiên, nhìn gương mặt của người đàn ông này khá vui vẻ và ông cho biết, có thể hết dịch Covid-19 ông vẫn tiếp tục ở lại Việt Nam bán chuối chiên vì thấy bắt đầu yêu và gắn bó với công việc này.
2. Cũng vì dịch Covid-19 chị Irina Khmilnikova (47 tuổi) là người Belarus phải lưu lại Việt Nam lâu hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu.
Chị Irina từng nhiều lần đến Việt Nam, dẫn các đoàn khách du lịch người Nga, Đông Âu tới thành phố biển Phan Thiết, Bình Thuận dù chị không nói được tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Chị thường giao tiếp bằng tiếng Nga khi ở Việt Nam. Tuy nhiên, đợt dịch Covid19 hồi năm 2020 đã khiến chị bị mắc kẹt lại Việt Nam. Khi công việc hướng dẫn viên du lịch bị ngưng vô thời hạn, cuộc sống nơi xa lạ của chị cũng bắt đầu khó khăn.
Với kinh nghiệm từng nhiều lần tới Việt Nam, chị được bạn bè đưa vào TP HCM ở để bán hàng rong. Hàng ngày, chị đi bộ, ôm chiếc thùng đựng rất nhiều loại bánh ngọt đi loanh quanh khu vực chợ Tân Định, Quận 1 để bán. Ngoài bán cho khách hàng là người trong chợ, bà Tây bán hàng rong này còn ra phía đường Hai Bà Trưng, đường Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản bán cho học sinh ở đầu buổi sáng hay lúc tan trường. Chiếc giỏ hàng của chị Irina chỉ là những bánh socola, bánh cacao, bánh phô mai, bánh mì dừa... nhưng được nhiều người mua vì chị luôn vui vẻ, nở nụ cười trên môi. Do không nói được tiếng Việt, hầu hết giao tiếp với khách hàng của chị Irina chỉ bằng cử chỉ, mấy ký hiệu chữ viết số có ghi giá bán...
Sau gần một năm bán hàng rong, chị cũng nói được một vài từ như cảm ơn, xin chào, chúc vui vẻ, hẹn gặp lại dù chưa chuẩn ngữ điệu. Theo chị Irina thì những loại bánh này chị cùng với một vài người bạn nữa, trong đó có cả người Nga, người Việt Nam quen biết trước kia làm. Sau đó chị Irina đem đi bán ở quanh khu vực chợ Tân Định, cũng gần nơi khách sạn chị đang sinh sống để có thêm thu nhập.
Theo người phụ nữ đến từ xứ xở tuyết lạnh giá châu Âu này thì ở quê nhà tại thành phố Vitebst (Belarus), chị có cuộc sống khá bình thường khi có gia đình cùng hai người con. Người con lớn đã đi làm, cậu con nhỏ đang đi học. Trong thời gian này, chị phải xa chồng con vì nhiều tuyến đường bay chưa thể hoạt động trở lại.
Tìm hiểu của chúng tôi, dù bất đồng ngôn ngữ, dù mới vào nghề và những sản phẩm cũng rất bình thường nhưng những người Tây bán hàng rong, bán vỉa hè lại khá hút khách. Chị Irina kể có ngày chỉ bán chừng một giờ đồng hồ đã hết cả thùng xốp đầy bánh khiến chị phải về khách sạn lấy thêm hàng. Có lẽ một phần vì những người bán hàng này thân thiện, khác lạ và cũng bởi những sản phẩm này “mua ở đâu cũng được” khiến nhiều người có thiện cảm hơn.
Và cũng như ông Fabrice, hình ảnh chị Irina bưng thùng xốp đầy bánh bán rong ở đường phố thu hút đông đảo người quan tâm, được nhiều người trên mạng xã hội dùng những từ ngữ tốt đẹp. Họ ở Việt Nam và chỉ trong một thời gian ngắn đã thích nghi, hiểu và hòa đồng cùng văn hóa, cuộc sống, con người nơi đây.
Trong thế giới mở, nơi cuộc sống ngày càng xích lại gần nhau hơn, bất kể Á hay Âu đã khiến cho nhiều người, nhiều công việc tưởng xa lạ trở thành quen thuộc.
Chị Irina kể có ngày chỉ bán chừng một giờ đồng hồ đã hết cả thùng xốp đầy bánh khiến chị phải về khách sạn lấy thêm hàng. Có lẽ một phần vì những người bán hàng này thân thiện, khác lạ và cũng bởi những sản phẩm này “mua ở đâu cũng được” khiến nhiều người có thiện cảm hơn.