Các hình thức vận động bầu cử của người ứng cử
Việc vận động bầu cử của người ứng cử được quy định tại Điều 65 và Điều 67 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hỏi: Việc vận động bầu cử của người ứng cử được thực hiện bằng các hình thức nào? Những hành vi bị cấm đối với vận động bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?
Trả lời: Việc vận động bầu cử của người ứng cử được quy định tại Điều 65 và Điều 67 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo đó, việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng hai hình thức như sau:
1. Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử được quy định tại Điều 68 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, gồm các hành vi sau:
1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân.
4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.