Thách thức trong xuất khẩu trực tuyến
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang chịu nhiều thiệt hại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến sản lượng xuất khẩu của nhiều ngành chủ lực tăng chậm, thậm chí là dừng chân tại chỗ.
Sự xuất hiện của kênh xuất khẩu trực tuyến - thương mại điện tử - được coi là “cứu cánh” giúp doanh nghiệp (DN) tiếp cận thị trường, trở thành con đường nhanh nhất để đưa hàng Việt ra thế giới.
Thế nhưng, hầu hết các hoạt động này mới chỉ tập trung tại thị trường nội địa hoặc xúc tiến quảng bá thương hiệu. Trong khi, theo ông Nguyễn Tuấn Vinh - người sáng lập Sàn giao dịch xuất nhập khẩu toàn cầu1908v.com - đây là cách thức tìm kiếm hàng hóa, thực hiện giao dịch kinh doanh hiệu quả với khả năng lợi nhuận cao.
Theo các chuyên gia kinh tế, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, thói quen tiêu dùng đang dần thay đổi theo hình thức mua sắm và thanh toán online. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng khả năng giao dịch và mua bán toàn cầu. Theo đó, xuất nhập khẩu trực tuyến được xem là “đích đến” của nhiều DN. Bởi đây không chỉ là xu thế mà đã trở thành thực tế phát triển của nhiều nền kinh tế.
Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Vinh, trước đây hoạt động xuất nhập khẩu dường như chỉ dành cho các DN có quy mô lớn, tiềm lực kinh tế cao. Tuy nhiên, hiện nay những DN nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ cũng có thể “bình đẳng” vươn tới thương mại toàn cầu nếu họ thực sự chủ động. Thực tế đã chỉ ra rằng, sàn giao dịch xuất nhập khẩu toàn cầu đang dần thực hiện hóa nền thương mại không biên giới trên tất cả các khía cạnh, góc độ, không gian, thời gian… Do vậy, sự tương tác trực tiếp giữa người sản xuất, nhà xuất khẩu và người tiêu dùng đang trở thành xu thế chung. Đây sẽ là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với DN khi xuất khẩu trực tuyến.
Thật đáng tiếc là tại thời điểm này, các sàn giao dịch xuất khẩu lớn tại Việt Nam chủ yếu do nước ngoài chiếm lĩnh. Điều này đã và đang tạo ra nhiều hạn chế trước rào cản thuế quan, sự phát triển mạnh mẽ của các DN, khó khăn về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ… Thậm chí, DN và người tiêu dùng còn phải chịu phí vận chuyển qua lại tăng cao, trong khi các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu chưa phát huy tối đa hiệu quả.
Vì thế, thách thức trong xuất khẩu trực tuyến vẫn còn đó như một thách thức.