Rủi ro và tai nạn đau thương không ngừng rình rập tàu ngầm
Đâu là nguyên nhân các vụ tai nạn tàu ngầm, công nghệ hay con người? Bất kỳ sự tiến bộ nào cũng phải trả giá bằng mạng sống của con người?
Những thảm kịch của Liên Xô
Ngày 14/12/1952, một chiếc “Щука” dòng S-117 “Mackerel” đã qua đại tu vào năm 1950, tiến vào khu huấn luyện ở Biển Okhotsk với thủy thủ đoàn 52 thành viên. Con tàu được chỉ huy bởi Vasily Krasnikov - một chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, người đã trải qua cuộc chiến trên Biển Đen. Ngày 15/12, Krasnikov đã gửi một bức điện vô tuyến về việc sửa chữa một trong những động cơ diezel... và im lặng. Cho đến nay, con tàu vẫn chưa được tìm thấy và không có giả thuyết nào được xác nhận.
Tai nạn có thể xảy ra trong các trường hợp sau: điều khiển không đúng cách trong quá trình lặn, trục trặc bộ phận cơ khí, va chạm với tàu nổi. Đồng thời, các khả năng cố ý đào tẩu sang Nhật Bản hoặc việc người Mỹ khống chế cũng đã được xem xét. Các thủy thủ có phẩm chất đạo đức tốt và đáng tin cậy về mặt chính trị, vì vậy giả thuyết “Nhật Bản” là không có. Và việc khống chế tàu ngầm của người Mỹ, với sự quyết tâm của các nhân viên, là không thể. Điều gì đã xảy ra - khó có thể biết, biển luôn giữ bí mật của nó một cách lặng lẽ.
Ngày 21/11/1956, thảm họa xảy ra do một vụ va chạm, bão tố cản trở hoạt động cứu hộ, và sáu ngày sau, chiếc tàu đã được tàu cứu hộ “Kommuna” nâng lên, 28 người chết. Các chỉ huy của các con tàu đã bị kết án. Cẩu thả hay thảm kịch - là một câu hỏi khó, nhưng thực tế là chiếc đầu tàu “Revenge” đã bị mất tích ở vùng nước nông và cách cảng không xa, 6 người được cứu thoát.
Một năm sau, hỏa hoạn bùng phát trên chiếc M-256 thuộc dự án A-615 ở cùng vùng biển Baltic, con tàu nổi lên, nhưng cơn bão đã ngăn không cho thủy thủ đoàn được di dời, 35 người đã chết. Một lần nữa tàu cứu hộ “Kommuna” được phái đi trục vớt, nhưng nguyên nhân vụ cháy vẫn không được xác định.
Sau khi nhìn thấy đèn của tàu khu trục, không hiểu vì lý do gì, chỉ huy tàu ngầm đã ra lệnh lách sang trái, mạn phải của tàu bị tàu khu trục “Statny” đâm, mạnh đến mức thân của tàu khu trục vỡ tung, gần như bị tách ra làm đôi. Khoang VI bị xé toạc hoàn toàn, nằm dưới đáy, cách nơi tàu bị nạn 30 m. Sau vụ va chạm, chiếc M-200 bắt đầu chìm nhanh chóng và sau 1-2 phút nó chìm ở độ sâu 53 m.
Ngày 25/1/1961, tàu ngầm S-80 được hiện đại hóa theo đề án 644, mang hai tên lửa hành trình P-5 ra biển thực hiện nhiệm vụ. Ngày 27/1, do sự cố của van phao RDP (đóng băng), nó đã chìm ở độ sâu 196 mét, toàn bộ thủy thủ đoàn 68 thành viên đã thiệt mạng. Con tàu được tìm thấy do tình cờ và trục vớt tám năm sau đó; tàu chìm không phải ở độ sâu 2 km, mà 200 m.
Ngày 11/1/1962, không rõ vì lý do gì toàn bộ kho 11 quả ngư lôi của tàu ngầm B-37 thuộc dự án 641 đang biên chế cho Hạm đội Phương Bắc đã phát nổ. 59 thành viên của tàu B-37 và 11 người của tàu ngầm S-350 gần đó đã thiệt mạng. Không giống như những thảm họa trước đó, chiếc B-37 bị nạn ngay tại căn cứ. Nguyên nhân của vụ nổ không bao giờ biết được. Người chỉ huy cuối cùng được tuyên trắng án, vì anh ta không có tội, ngoại trừ việc vắng mặt trên tàu vào thời điểm vụ nổ xảy ra.
Ngày 24/2/1968, chiếc K-129 số hiệu 574 với ba tên lửa đạn đạo, dưới sự chỉ huy của Đại tá Vladimir Kobzar rời Vịnh Krasheninnikov đi trực chiến và sau 12 ngày, bị mất liên lạc. Con tàu được Hải quân Mỹ tìm thấy cách Hawaii 600 dặm và phần mũi được trục vớt vào tháng 8/1974; 98 thủy thủ đã hy sinh. Các tranh cãi về nguyên nhân của vụ tai nạn - từ trục trặc của tàu ngầm đến va chạm với tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, vẫn đang diễn ra. Mỹ đã không cung cấp dữ liệu đầy đủ về cuộc khảo sát mũi tàu, và độ sâu 5 km khiến việc nghiên cứu những mảnh vỡ còn lại trở nên vô nghĩa.
Ngày 21/10/1981, sau khi va chạm với một tàu giàn lạnh, tàu ngầm S-178, thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, bị chìm ở Vịnh Peter Đại đế. 32 người chết, 20 người (trường hợp đầu tiên trên thế giới) được cứu bằng tàu ngầm cứu hộ. Tai nạn do lỗi của con người. Con tàu cuối cùng đã được trục vớt và tháo dỡ để lấy kim loại. Ở một góc độ nào đó, đối Nga, đây là thảm họa lớn cuối cùng của tàu ngầm diesel.
Thảm kịch của Pháp
Ngày 5/3/1946, tàu ngầm Orpheus của Pháp đang ở trong cảng Maroc, ngư lôi nổ không rõ nguyên nhân, hai người chết, tàu bị hư hỏng nặng. Ngày 6/12/1946, tại Toulon, các bài kiểm tra độ bền trong quá trình ngâm nước của tàu ngầm 2326, thân tàu không thể chịu được áp suất của nước và ... 26 thủy thủ vẫn nằm dưới đáy biển Địa Trung Hải.
Ngày 23/9/1952, tàu ngầm Sibylle biến mất gần nơi xảy ra tai nạn của 2326. Lực lượng cứu hộ chỉ có thể tìm thấy một vết dầu, còn bản thân chiếc tàu thì không bao giờ được tìm thấy.
Chiếc tàu ngầm thứ ba của Pháp, bị nạn trong vòng sáu năm, và một lần nữa - 46 người chết và không rõ nguyên nhân. Sau 16 năm, tàu ngầm Minerva, bị chìm hơn 50 năm trước, được phát hiện ở Biển Địa Trung Hải tại vùng Toulon ở độ sâu 2.350 m.
Ngày 4/3/1970, tàu Eridis rời căn cứ Saint-Tropez mang theo 57 thủy thủ. Trong bức điện cuối cùng, chỉ huy tàu ngầm nói rằng ông đang hướng đến khu vực tập trận và bắt đầu lặn, và… mất liên lạc. Lại một vụ nổ nữa, 57 thiệt mạng và không hiểu lý do. Điều duy nhất - chiếc tàu được tìm thấy ngay lập tức. Một giả thuyết thận trọng - có điều gì đó không ổn, ít nhất là với ngư lôi, nếu không, rất khó để giải thích tai nạn của hai con tàu cùng loại vì một lý do.
Năm 1983 trên một tàu ngầm của Pháp đã xảy ra một vụ nổ hydro khác, nhưng không gây hậu quả chết người.
Thảm kịch của Anh, Mỹ
Ngày 25/8/1949, trong một hành trình huấn luyện ở phía bắc Vòng Bắc Cực, tàu ngầm Kochino (SS-345), đi cùng với tàu Tusk (SS-426), đã cố gắng lặn xuống biển Barents. Một loạt tiếng nổ bên trong, 7 thủy thủ thiệt mạng, tàu chìm ở độ sâu 250 m. Toàn bộ sự khác biệt với các tàu ngầm của Liên Xô và Pháp là vụ việc được mô tả bằng tiếng Anh một cách cao đẹp và anh hùng, không hề tìm kiếm những kẻ tội đồ, không có người bị kỷ luật. Đối với phần còn lại - mọi thứ đều giống nhau - lý do không hoàn toàn rõ ràng.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên của Anh trong thời kỳ hậu chiến đã bị nạn ngày 12/1/1950, lúc 19h, khi đang đi dọc theo cửa sông Thames thì phía trước xuất hiện ba ánh đèn từ một tàu khác. Vì thủy thủ đoàn cho rằng rằng con tàu kia đang dừng và có nguy cơ mắc cạn từ mạn phải, lệnh được đưa ra để giữ hướng đi bên trái. Đột nhiên, tàu chở dầu Divina của Thụy Điển “trồi lên” từ trong bóng tối và thổi bay tàu ngầm theo đúng nghĩa đen. 64 người chết, trong đó có 18 công nhân sửa chữa. Đây là chiếc tàu ngầm duy nhất bị nạn không phải trên biển, mà trên sông.
Một năm sau, vào ngày 16/4/1951, tàu HMS Affray bị chết máy tại eo biển Manche trong các cuộc thử nghiệm; 50 thủy thủ và 25 thợ sửa chữa đã chìm cùng với con tàu. Con tàu đã được tìm thấy, nhưng lý do của thảm họa không bao giờ được xác định. Năm 1955, vì một vụ nổ, tàu ngầm Sidon chìm xuống đáy, cùng 13 thủy thủ ở Portland.
Ngày 28/5/1958, vừa xuống độ sâu an toàn, tàu USS Stickleback bất ngờ bị mất điện và buộc phải nổi lên, ở khoảng cách khoảng 200 m trước khu trục hạm. USS Silverstein cố gắng né tránh va chạm, nhưng không kịp và đâm vào mạn bên trái tàu ngầm; không có trường hợp tử vong nào, và yếu tố con người cũng không bị loại bỏ.
Các nước khác
Không chỉ có tàu ngầm của các cường quốc hải quân, tàu ngầm các nước khác cũng bị nạn trên đại dương. Duy chỉ là những tàu ngầm phi hạt nhân của các cường quốc thế giới chưa bị nạn trong một thời gian dài, nhưng các hạm đội tàu ngầm non trẻ lại bị.
Đầu tiên sau chiến tranh bị nạn là chiếc C-4 của hạm đội Tây Ban Nha vào ngày 27/6/1946, do va chạm với tàu khu trục “Lepanto”, làm 44 người thiệt mạng. Ngày 4/4/1953, tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ đã có một vụ va chạm với một tàu chở hàng khô và 81 người chết.
Nhiều nhất có lẽ phải kể đến tai nạn bí ẩn tàu ngầm “Dakar” của Hải quân Israel. Con tàu đang trên đường đến Haifa và biến mất giữa Crete và Cyprus vào ngày 25/1/1968, 69 thủy thủ thiệt mạng. Lúc đầu, xuất hiện thuyết âm mưu là do Hải quân Liên Xô đánh chìm, tuy nhiên, năm 1999, con tàu được tìm thấy và lý do được công bố - do trục trặc kỹ thuật.
Ngày 21/1/1983, một tàu ngầm (dự án 629A của Liên Xô) mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã biến mất, trên tàu, ngoài thủy thủ đoàn còn có một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư. Trung Quốc vẫn đang che giấu các chi tiết. Chiếc tàu ngầm này không phải là mới, liên tục được sử dụng để thử tên lửa và hệ thống tàu sân bay tên lửa trong tương lai, cộng với sự hiện diện của giới dân sự - lý do không cần phân tích mỗ xẻ.
Vụ tai nạn thứ hai - ngày16/4/2003, một chiếc tàu ngầm cũ (bản sao của dự án 633 của Liên Xô), thủy thủ đoàn đã đốt hết không khí mà quên không dừng động cơ diesel trong quá trình lặn, làm 70 người thiệt mạng.
Ba thảm họa gần đây nhất - Ấn Độ, Argentina và Indonesia mỗi nước mất một tàu. Ấn Độ - một vụ nổ trên tàu và 18 người chết, nguyên nhân của vụ nổ vẫn chưa được xác định. Lý do tai nạn của chiếc “San Juan” (Argentina) cũng không rõ ràng, ngoại trừ một điều - con tàu này quá cũ. Giả thuyết chính thức tai nạn tàu ngầm Indonesia cách đây mấy ngày cướp đi sinh mạng 53 thủy thủ là vụ nổ ắc quy sau khi nước xâm nhập qua ống thở.
Bạn đọc suy nghĩ như thế nào? Đâu là nguyên nhân, công nghệ hay con người? Một số ý kiến cho rằng, sẽ có nhiều thảm họa hơn, vì đại dương là một môi trường thù địch đối với con người, các quy tắc và cơ chế hoàn hão vẫn chưa được tạo ra và sẽ không được tạo ra sớm, trong khi số lượng tàu ngầm sẽ chỉ tăng lên. Bất kỳ sự tiến bộ nào cũng phải trả giá bằng mạng sống của con người.