Tuyển tư vấn trong nước tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam
Trung tâm tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật tuyển chọn chuyên gia tư vấn thực hiện khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam.
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)
Tuyển tư vấn trong nước tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-CELA ngày 20/01/2021 của Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và pháp luật)
1. Bối cảnh chung
Dự án “Quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ: Khuyến nghị lập pháp qua khảo sát thực trạng tại Hà Nội, Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh” (sau đây gọi là Dự án) được tài trợ bởi Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF) cho Trung tâm Tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật tháng 9 năm 2020. Dự án hướng tới việc đề xuất một khung pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam nhằm bảo đảm cho trẻ em tự kỷ được tiếp cận một cách bình đẳng, thỏa đáng với các dịch vụ giáo dục và điều trị có căn cứ khoa học và hợp pháp. Dự án được thực hiện trong 2 giai đoạn với mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể: (i) Giai đoạn 1 là nghiên cứu so sánh chính sách, pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở các quốc gia trên thế giới và rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam, đồng thời, làm rõ thực trạng pháp luật và bất cập của việc quản lý các dịch vụ điều trị, giáo dục trẻ em tự kỷ ở Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát thực địa tại Hà Nội, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh; (2) Mục tiêu giai đoạn 2 là nâng cao năng lực cho các đối tượng thụ hưởng chính sách gồm tổ chức của các phụ huynh, người chăm sóc, các cơ quan quản lý nhà nước, nhà chuyên môn; đồng thời đề xuất những kiến nghị lập pháp về quản lý dịch vụ điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam.
Theo kế hoạch triển khai dự án đã được Quỹ JIFF phê duyệt, Trung tâm tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật tuyển chọn chuyên gia tư vấn thực hiện khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam. Đây là một hoạt động để thực hiện Mục tiêu cụ thể 2. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam và là đầu vào cho Mục tiêu cụ thể 4. Khuyến nghị lập pháp về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam.
2. Mục tiêu
Mục tiêu của hoạt động khảo sát là nhằm cung cấp thông tin về việc thực hiện pháp luật pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ tại 03 địa bàn nghiên cứu trong khuôn khổ của Dự án. Những thông tin thu thập được sẽ là minh chứng quan trọng để Dự án đề xuất các khuyến nghị lập pháp đến cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý điều trị, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam.
3. Phương pháp sử dụng
Chuyên gia tư vấn chủ động thực hiện nội dung nghiên cứu theo các phương pháp sau:
- Rà soát và đánh giá tài liệu thứ cấp có liên quan.
- Khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
4. Thời gian và địa bàn nghiên cứu
- Thời gian thực hiện tư vấn dự kiến trong 04 tháng, kể từ thời điểm ký hợp đồng tư vấn.
- Địa bàn nghiên cứu: Hà Nội, Nghệ An, và TP Hồ Chí Minh.
5. Mô tả phạm vi công việc và đầu ra
6. Chỉ dẫn
- Chuyên gia tư vấn chịu trách nhiệm trước Giám đốc dự án. Các cán bộ dự án sẽ phối hợp và hỗ trợ chuyên gia tư vấn trong tiến hành công việc.
- Toàn bộ chi phí thực hiện khảo sát tại địa bàn nghiên cứu được tính riêng, không bao gồm trong thù lao trả cho chuyên gia.
- Việc sử dụng các tài liệu, kết quản nghiên cứu cho các mục đích khác không thuộc phạm vi hoạt động cần được sự chấp thuận bằng văn bản của Dự án.
- Kế hoạch và phương thức thực hiện khảo sát có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam nhưng không làm tăng thù lao trả cho chuyên gia.
7. Yêu cầu về trình độ chuyên môn
Dự án tuyển nhóm 02 chuyên gia để thực hiện hoạt động nghiên cứu khảo sát, trong đó 01 chuyên gia tư vấn chính và 01 chuyên gia hỗ trợ.
* Yêu cầu đối với trưởng nhóm:
- Trình độ thạc sĩ trở lên chuyên ngành xã hội học và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan.
- Có nghiệm thực hiện nghiên cứu, điều tra và sử dụng phương pháp thống kê.
- Có hiểu biết và kinh nghiệm về các dự án phát triển cộng đồng và về giới.
- Có kỹ năng phân tích dữ liệu, tổng hợp và đưa ra ra khuyến nghị.
- Có kinh nghiệm làm trưởng nhóm khảo sát, điều tra
- Sử dụng thành thạo phần mềm thống kê như SPSS, STATA.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như Microsoft Word, Excel, Powerpoint.
* Yêu cầu đối với chuyên gia hỗ trợ:
- Có bằng đại học trở lên chuyên ngành xã hội học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan.
- Có kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu, điều tra và sử dụng phương pháp thống kê.
- Có hiểu biết và kinh nghiệm về các dự án phát triển cộng đồng và về giới là một lợi thế.
- Sử dụng thành thạo phần mềm thống kê như SPSS, STATA.
Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như Microsoft Word, Excel, Powerpoint.
Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
8. Điều khoản thanh toán
- Kinh phí chi trả cho dịch vụ tư vấn được cấp từ nguồn vốn tài trợ của Dự án.
- Mức thù lao của chuyên gia tư vấn sẽ căn cứ theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật.
- Kinh phí đề xuất không bao gồm chi phí đi lại, công tác phí của tư vấn để thực hiện khảo sát thực địa.
- Kinh phí tư vấn được thanh toán 1 lần và chuyên gia tư vấn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành.
9. Thời hạn nộp hồ sơ tư vấn:
Chuyên gia, nhóm chuyên gia quan tâm gửi hồ sơ tư vấn gồm:
- Sơ yếu lý lịch (CV).
- Sơ bộ đề xuất nghiên cứu/kế hoạch nghiên cứu.
Hạn nộp hồ sơ: 17h ngày 24/02/2021
Hồ sơ được gửi qua email hoặc đường bưu điện tới địa chỉ sau:
Trung tâm tư vấn pháp luật Viện Nhà nước và Pháp luật (CELA).
27 Trần Xuân Soạn, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Email: celalegalaid@gmail.com