Kỹ thuật chăn nuôi gà
Hiện nay, tại nhiều nơi, nhiều vùng bà con muốn phát triển kinh tế bằng cách chăn nuôi gia cầm, tuy nhiên, do chưa nắm bắt được kỹ thuật cũng như không có kinh nghiệm chăm sóc nên khi nuôi rất dễ bị dịch bệnh hoặc năng suất không cao.
Vì vậy, trong chuyên đề số này, chúng tôi xin cùng bà con tìm hiểu về mô hình, kỹ thuật chăn nuôi gà lai và gà ta lai gà nòi và phương pháp phòng bệnh giúp mang lại hiệu quả siêu lợi nhuận.
Trước tiên nói về công tác vệ sinh chuồng trại phải được thực hiện đầy đủ, cẩn thận trước, trong và sau khi gà xuất chuồng. Người dân phun thuốc sát trùng, dọn sạch chất thải, rắc vôi bột vào sân vườn và cách ly từ 25 đến 30 ngày trước khi bắt đầu thả lứa gà mới và sau khi xuất bán.
Bên cạnh đó, nước uống cho gà cũng lấy từ giếng khoan lên bể, đi qua hệ thống chảy và bể lọc rồi mới dẫn về các máng. Ngoài chế độ ăn cám chuyên dụng, gà được cho ăn thêm rau và các loại côn trùng, sâu bọ trong tự nhiên. Thời gian tiêm phòng cho gà bắt đầu từ khi còn nuôi úm. Trước khi xuất bán, cán bộ thú y sẽ tới kiểm tra sức khỏe cho đàn gia cầm lần cuối.
Chuẩn bị gà giống: Lựa chọn những giống gà có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ đáng tin cậy. Chọn những con mắt sáng, nhanh nhẹn và có kích thước đều nhau. Những con gà khỏe lông sẽ bông, mịn, không bị hở rốn, chân mập và khỏe, da chân săn...
Chuẩn bị máng ăn, máng uống: Đối với máng ăn, khi gà lớn dần và được 4 - 14 ngày tuổi nên sử dụng máng cho gà con; từ 15 ngày tuổi trở đi có thể sử dụng máng treo.
Đặt các máng uống xen kẽ với các máng ăn trong vườn hoặc chuồng, mỗi ngày thay 2 - 3 lần nước sạch.
Chăm sóc và nuôi dưỡng: Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gà, đưa gà vào chuồng quây. Pha các vitamin C cùng chất Electrotyle cho gà uống.
Gà được 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ ba đổi sang thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên.
Sử dụng khay tôn hoặc khay nhựa, cho ít một thức ăn vào khay để gà ăn, đồng thời làm mới nguồn chất dinh dưỡng. Thức ăn có thể là thức ăn công nghiệp, phế phẩm nông nghiệp… cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh. Nguồn nước cung cấp cho gà phải bảo đảm an toàn vệ sinh, lượng nước đủ tiêu chuẩn mỗi ngày.
Vệ sinh và phòng bệnh: Vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, bảo đảm 3 sạch: Ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để phòng bệnh cho gà.
Áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh như tiêm phòng các loại vaccine chống cúm. Đặc biệt, với loại gà bán thả vườn cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà.
Chuẩn bị vườn thả gà: Vườn thả thiết kế bằng phẳng, có trồng cây hoặc tạo giàn cây che mát. Vườn thả bảo đảm đủ rộng cho gà vận động, diện tích vườn thả và chuồng nuôi có tỷ lệ 3:1 (1m2 chuồng nuôi cần 3m2 sân vườn).
Chu vi cần được rào lưới hoặc xây tường bao bảo đảm gà không thể bay qua hoặc chui ra ngoài. Chỉ thả gà khi thời tiết khô và ấm, sau mưa, lạnh ẩm dài ngày phải nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng với mật độ 7-8 con/m.
Gà nòi có đề kháng tốt, ít dịch bệnh, tỷ lệ sống rất cao, nên các giống gà lai nói chung và giống lai giữa gà ta với gà nòi nói riêng đang được rất nhiều hộ gia đình chọn như một mô hình phát triển kinh tế.